Cách tính độ đạm trong thức ăn chăn nuôi là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vậy cách tính protein trong thức ăn như thế nào? Hãy cùng Phú An Khánh tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Contents
Đạm là gì và tầm quan trọng trong thức ăn chăn nuôi?
Đạm là chất vô cùng thiết yếu trong thức ăn chăn nuôi vì là điều kiện cần để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của vật nuôi và năng suất chăn nuôi/kinh tế của người chăn nuôi.
Cụ thể hơn, việc phân tích và bổ sung đạm vào thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích tối ưu chi phí, năng suất và đảm bảo chất lượng với hàm lượng dinh dưỡng cho vật nuôi từ đó xây dựng khẩu phần thích hợp nhất cho chúng.
Bên cạnh đó, trong 1 khẩu phần ăn có rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau với hỗn tạp các thành phần chứa các mức dinh dưỡng khác nhau. Do đó, việc tính được độ đạm trong thức ăn chăn nuôi là việc cần thiết và quan trọng.
Lượng đạm cần bổ sung như thế nào?
Tùy vào giai đoạn sinh trưởng của từng loài vật, lượng đạm cần bổ sung cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ*:
- Heo nái mang thai cần lượng đạm thô ~ 14%
- Heo thịt từ 15 – 30kg cần lượng đạm thô ~ 17%
- Heo con từ 8 – 20kg cần lượng đạm thô ~ 19%
*Tham khảo thành phẩm cám heo từ công ty Haidafeed
Cách tính độ đạm trong thức ăn chăn nuôi
Có 2 cách tính độ đạm trong thức ăn chăn nuôi, và cũng có thể áp dụng cách tính này cho các thành phần dinh dưỡng khác là tính thủ công hoặc chạy công thức bằng máy.
Để có công thức tính, cần phải xác định:
- Đối tượng vật nuôi là gì?
- Dữ liệu về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi và từng giai đoạn?
- Lập danh sách nguyên liệu có sẵn, giá, đặc điểm ra sao
- Giới hạn sử dụng tối thiểu và tối đa của từng nguyên liệu?
- Lập các tổ hợp khẩu phần phù hợp cho từng công thức
- Xem xét và điều chỉnh công thức để đáp ứng yêu cầu và giới hạn của sản xuất
Công thức tính thủ công**
Giải pháp
Chúng ta bắt đầu với giả định rằng 2 nguyên liệu chính được sử dụng là: bắp (a) và khô dầu đậu nành (b), sẽ chiếm 95% tổng nguyên liệu, phần còn lại là các nguyên liệu khác. Với lập luận này, chúng ta có phương trình đầu tiên (1). Vì hai nguyên liệu này là nguồn protein duy nhất nên chúng ta có thể xây dựng phương trình thứ 2 về protein (2), và sau đó dùng toán đại số để giải quyết vấn đề:
(1) a + b = 95.0
(2) 8.8a + 44.0b = 18.0
Kết quả (đã làm tròn): a=67.5, b=27.5, nghĩa là 67.5% bắp và 27.5% khô dầu nành.
Sau đó chúng ta sẽ tính toán tỷ lệ dầu đậu nành (c) cần thiết để đưa năng lượng khẩu phần tới mức mong muốn thông qua phương trình (3) như sau:
(3) 3300a + 2430b + 9200c = 3000
Kết quả (đã làm tròn): c = 1.2, nghĩa là 1.2% dầu đậu nành.
Các bước tiếp theo cũng tương tự, và chúng ta nên thực hiện theo thứ tự như sau: tính tỷ lệ phốt pho sử dụng dicanxi photphate, sau đó tính tỷ lệ canxi sử dụng canxi carbonate, và kết hợp với lượng canxi có trong dicanxi photphate, và cuối cùng là tính lượng muối. Các kết quả sẽ như sau: dicanxi photphate = 1.75%, canxi carbonate = 0.75%, muối = 0.5%.
Cuối cùng chúng ta có thể tính tổng tất cả các nguyên liệu và được 99.2%. Từ đó chúng ta sẽ bổ sung 0.3% premix khoáng vitamin, và 0.5% các chất bổ sung như probiotic, prebiotic, butyrate, phytogenic và bất kỳ chất phụ gia nào khác mà chúng ta thấy cần thiết. Lúc đó tổng sẽ là 100%. Và vấn đề được giải quyết.
Sàng lọc
Nếu tồng số cuối cùng chưa đủ 100%, thì chúng ta có thể thêm một ít bắp. Hoặc, thậm chí sẽ tốt hơn, nếu số lượng thiếu là đáng kể thì chúng ta có thể tính toán lại từ đầu bằng cách giả định tổng bắp và khô dầu nành chiếm tỷ lệ lớn hơn, chẳng hạn như 97% tổng số. Hoặc các cách làm tương tự cũng sẽ đúng nếu khi kết thúc mà không còn không gian trống để thêm các nguyên liệu cụ thể. Nếu chúng ta cần cung cấp các axit amin tổng hợp và cân bằng khẩu phần theo tỷ lệ các axit amin thay vì protein, thì chúng ta có thể tham khảo ví dụ về phốt pho.
Tuy nhiên, bước đầu tiên cần được thực hiên trên axit amin hạn chế nhất, thường là lysin hoặc methionine. Càng sử dụng nhiều chất dinh dưỡng thì giải pháp càng trở nên phức tạp. Và khi chúng ta tăng số lượng các thông số về chỉ tiêu dinh dưỡng mà chúng ta muốn kiểm soát, thì việc tìm ra giải pháp khả thi càng trở nên khó khăn hơn. Để đạt được điều này, chúng ta cần đưa thêm các nguyên liệu hoặc tìm nguyên liệu mới và do đó chúng ta sẽ có các ma trận phương trình rất phức tạp. Do đó, xây dựng công thức bằng máy tính trở thành tiêu chuẩn. Tuy nhiên máy tính cũng chỉ làm điều tương tự, nhưng nhanh hơn.
Công thức thức ăn có chi phí thấp nhất
Phương pháp thủ công không tạo ra một công thức ít tốn kém nhất. Để làm được điều đó, chúng ta cần áp dụng các phương trình bổ sung và giải quyết vấn đề về kết quả cho đến khi chúng ta không còn có thể giảm chi phí thức ăn thêm được nữa.
** Nguồn: FeedStrategy – Biên dịch: Ecovet Team
Chạy công thức bằng thiết bị hiện đại
Để chạy công thức bằng các thiết bị hiện đại cũng cần phải hiểu rõ cốt lõi vấn đề từ công thức thủ công phía trên để nếu kết quả “không khả thi” bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng có thể hiểu được nguyên nhân vì sao nó lại không hợp lý, không chính xác, hay không thực tế.
Việc lập công thức có thể luôn phải thử nghiệm và sai sót để tìm ra một công thức chuẩn chỉn nhất, đáp ứng được cả yêu cầu về sản xuất và thị trường. Cốt lõi là mang lại một sản phẩm chất lượng cho người mua và mang lại lợi nhuận tốt nhất cho người bán và nhà sản xuất.
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều thiết bị hỗ trợ, tùy vào quy mô, nhu cầu của nhà máy mà sử dụng cho phù hợp.
Những lưu ý khi tính độ đạm trong thức ăn chăn nuôi
Khi tính toán hàm lượng protein trong thức ăn chăn nuôi, cũng cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác như:
- Phải đảm bảo được những nhóm yếu tố dinh dưỡng khác như nhóm giàu đạm, nhóm năng lượng, nhóm giàu vitamin và khoáng chất,…
- Phải đảm bảo các tác nhân gây hại trong ngưỡng cho phép như độc tố, kim loại nặng, dị ứng… Chẳng hạn như tạp chất ≤ 1 %, độ ẩm ≤ 14 %…
- Ghi chép cẩn thận, đầy đủ và chính xác các thông tin nhập vào như nguyên liệu, vitamin, thuốc phòng trị bệnh… để kiểm soát tốt hơn.
Những sản phẩm nào chứa đạm/protein tốt nhất hiện nay?
Có rất nhiều sản phẩm giàu đạm được ứng dụng trong thức ăn chăn nuôi như:
- Bã nành ~47% đạm
- Bã mì cao đạm 30% đạm
- Vedafeed viên >60% đạm
- Ajitein bột >52% đạm
- FML lỏng >25% đạm
Hầu hết các sản phẩm này đều được Phú An Khánh phân phối cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn tại Việt Nam như Haidafeed, Woosung, Sunjin…
Để nhận sản phẩm mẫu, bảng test chất lượng chi tiết hoặc báo giá vui lòng liên hệ:
- Hotline: 094 118 17 15 – 091 670 10 99
- Zalo OA: zalo.me/2663064094813696270
- Fanpage: https://www.facebook.com/PhuAnKhanh
Hy vọng bài viết về cách tính cách tính protein trong thức ăn có thể giúp bạn hiểu hơn về hàm lượng protein trong thức ăn chăn nuôi hay cách tính độ đạm trong thức ăn chăn nuôi để từ đó ứng dụng được trong thực tế công việc nghiên cứu của mình. Hãy theo dõi Phú An Khánh để đón đọc nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé!