Bệnh viêm da nổi cục ở bò trở thành nỗi ám ảnh của nhà chăn nuôi khi gặp khó khăn trong việc phòng ngừa và điều trị. Bệnh gây ra ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế chăn nuôi trong khi vacxin nhập khẩu thì có giá cao hơn và có nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Vậy Vacxin Việt Nam sản xuất thành công là loại nào và có ưu điểm ra sao? Mời bà con cùng Phú An Khánh cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé!

1. Bệnh Viêm Da Nổi Cục Ở Bò Là Gì?

Bệnh viêm da nổi cục (VDNC) ở bò còn được gọi là bệnh da sần, có thể truyền nhiễm. Virus gây ra bệnh này rất ổn định, có thể tồn tại lâu dài bên ngoài môi trường với nhiệt độ phòng, đặc biệt là ở vảy khô của trâu, bò; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô đến 35 ngày và ít nhất là 18 ngày trong da phơi khô.

Bệnh viêm da nổi cục ở bó gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho người chăn nuôi

Theo thống kê của Cục Thú y cuối năm 2021, kể từ khi xuất hiện virus VDNC tại Việt Nam đã có 950 ổ dịch, tổng gia súc mắc bệnh đến hơn 20.400 con, gia súc buộc phải tiêu hủy là hơn 1.500 con. 

Mặc dù tỷ lệ tử vong thường dưới 10% nhưng bệnh VDNC lại ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của bà con. Nguyên nhân bởi gia súc nhiễm bệnh sẽ gầy guộc dần dẫn đến tử vong, khó vắt sữa do giảm lượng sữa, viêm tuyến vú, và các tổn thương khác trên núm vú, khả năng sinh sản kém cả ở con đực và con cái, mất sức do yếu và què.

Bệnh này rất dễ lây lan và tỷ lệ mắc tới 90%, đường truyền chủ yếu từ côn trùng đót như muỗi, ruồi cắn, ve… Hoặc có thể lây trực tiếp từ đường thức ăn và nước uống có nhiễm virus, sử dụng kiêm tiêm, giao phối, mẹ bò cho con bú…

Chính vì nguy hiểm nên bộBộ NN-PTNT và Cục Thú y khuyến cáo người chăn nuôi tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục sớm nhất có thể, cũng như ban hành nhiều chỉ đạo, nhập khẩu hơn 11 triệu liều vacxin đầu năm 2022. Tuy nhiên, vacxin nhập khẩu cũng có nhiều khuyết điểm trước đến được tay của người tiêu dùng.

2. Những Loại Vacxin Nào Đã Được Dùng Trước Đây?

Hiện nay, trên thế giới đã có khoảng 10 loại vacxin phòng bệnh VDNC và có 2 loại phổ biến nhất được dùng tại Việt Nam là Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ và Mevac của Ai Cập. 

Vacxin Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ

Trung bình, chi phí để sử dụng vacxin VDNC nhập khẩu sẽ khoảng 30.000 đồng/liều với quy cách đóng chai là 25 liều/lọ. Tính thêm công tiêm, bà con nông dân phải chi khoảng 50.000 đồng cho mỗi liều tiêm.

Tuy nhiên, do đặc điểm chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ lớn và vacxin nhập khẩu chủ yếu đóng gói quy cách 25 liều/lọ, nhiều nơi người chăn nuôi phát sinh thêm chi phí để tập trung tiêm.

Nhận thấy nhiều khó khăn và bất cập cho bà con, vào ngày 18/1/2023, Cục Thú y đã cấp giấy chứng nhận lưu hành vacxin AVAC LSD Live phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Đây là lần đầu tiên, một sản phẩm “Made in Vietnam” làm được điều này.

3. Ưu Điểm Của Vacxin Việt Nam Sản Xuất

Vacxin AVAC LSD Live là loại nhược độc đông khô, có thời hạn sử dụng 24 tháng. Theo ông Nguyễn Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty AVAC chia sẻ về sự thuận tiện của loại vacxin nội này:

“Sau quá trình khảo sát trong thực tế, chúng tôi quyết định sản xuất các quy cách nhỏ như 10 liều hay 5 liều/1 lọ để phù hợp cho chăn nuôi nông hộ. Mỗi người dân đều có thể chủ động phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi của mình”.

Thử nghiệm đánh giá an toàn và hiệu lực của vacxin AVAC LSD LIVE được tiến hành độc lập bởi Trung tâm Chẩn đoán thú y quốc gia.

Theo hướng dẫn khi dùng loại vacxin này trong lần tiêm phòng đầu tiên, nếu bê nghe từ mẹ đã được tiêm phòng thì được chỉ định tiêm từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nếu bê nghé từ mẹ chưa được tiêm phòng thì có thể tiêm ở mọi lứa tuổi.

Hàng năm, người dân chủ động tiêm phòng nhắc lại cho đàn gia súc.

Đặc biệt, ông Điệp lưu ý chủ đàn vật nuôi chỉ tiêm phòng cho con vật đang khỏe mạnh, tránh trộn lẫn các vacxin khác để tiêm phòng và không tiêm cho con vật đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thăm nhà máy sản xuất vacxin của Công ty AVAC hồi tháng 4/2022.

Trong chuyến công tác thực địa đầu tháng 2/2023, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, ngoài con giống, thức ăn, dinh dưỡng, thú y phòng bệnh đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng và giúp chăn nuôi chiếm tỷ trọng 26,7% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp.

Sau một loạt thành công thời gian qua, đặc biệt là việc nghiên cứu và công bố lưu hành sản phẩm thương mại với vacxin Dịch tả lợn châu Phi, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận xét: “Đội ngũ cán bộ khoa học của ngành thú y nước ta không thua kém khu vực và thế giới”.

Việc ngày càng có nhiều vacxin nội sản xuất và lưu hành trên thị trường giúp Việt Nam giảm áp lực nhập khẩu mặt hàng này, đồng thời tiến tới một nền nông nghiệp thông minh, tự chủ trong tương lai.

Nguồn: Tổng hợp, có trích thông tin từ báo nhachannuoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.