Thức ăn chăn nuôi là gì? Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Có những điều kiện gì để sản xuất và mua bán thức ăn chăn nuôi. Xin mời quý vị tìm hiểu cùng Phú An Khánh thông qua bài viết này.

Contents
- 1 Thức ăn chăn nuôi là gì?
- 2 Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì?
- 3 Thức ăn chăn nuôi gồm những loại nào?
- 4 Phân loại thức ăn chăn nuôi
- 5 Vai trò của thức ăn chăn nuôi
- 6 Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quy chuẩn nào?
- 7 Điều kiện sản xuất và mua bán thức ăn chăn nuôi là gì?
- 8 Q&A – Câu hỏi thường gặp
Thức ăn chăn nuôi là gì?
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
- Thức ăn đậm đặc
- Thức ăn bổ sung
- Thức ăn truyền thống
Định nghĩa trên theo Căn cứ tại khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018.
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì?
“Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.” – định nghĩa theo căn cứ tại khoản 31 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018
Thức ăn chăn nuôi gồm những loại nào?
Theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang
Thức ăn chăn nuôi đơn hay nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi.
Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh (thức ăn chăn nuôi hỗn hợp)
- Là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
Thức ăn chăn nuôi đậm đặc (thức ăn chăn nuôi hỗn hợp)
- Là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Thức ăn chăn nuôi bổ sung
- Là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
Thức ăn chăn nuôi là phụ gia
- Là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến, xử lý nhằm duy trì hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi.
Premix
- Là loại thức ăn bổ sung gồm hỗn hợp của một hay nhiều hoạt chất cùng với chất mang.
Hoạt chất
- Là chất vi dinh dưỡng hoặc chất kích thích sinh trưởng, kích thích sinh sản hoặc chất có chức năng sinh học khác được đưa vào cơ thể vật nuôi bằng thức ăn hay nước uống.
Chất mang
- Là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi
Phân loại thức ăn chăn nuôi
Theo câu hỏi thức ăn chăn nuôi là gì chúng ta có thể phân loại chúng thành 12 loại sau đây:
- Thức ăn thô xanh: các loại rau, cỏ tươi như rau muống, rau lang, cỏ voi…
- Thức ăn thô khô: các loại rau, cỏ được phơi khô; phụ phẩm nông nghiệp: bã mía, bã đậu nành.
- Thức ăn giàu năng lượng: là các loại thức ăn giàu đạm (đạm thô < 20%) như: ngũ cốc, rỉ mật đường, dầu, mỡ…; Phế phụ phẩm của ngành xay xát: cám gạo, cám mỳ, cám ngô…; Các loại củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ…
- Thức ăn ủ xanh: Cây ngô tươi, cỏ voi ủ xanh; Các loại rau ủ chua.
- Thức ăn bổ sung khoáng: Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CaCO3…; Các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4…
- Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng: Chất chống mốc, chất chống oxy hóa; Chất kích thích sinh trưởng…; Chất tạo màu, tạo mùi; Thuốc phòng bệnh, kháng sinh.
- Thức ăn bổ sung vitamin: A, D, E, B1, B2, C…
- Thức ăn giàu protein/giàu đạm: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô > 20%, xơ thô < 18%, như:
- Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật: các loại hạt họ đậu (đỗ tương, vừng, đậu mèo…) và phụ phẩm công nghiệp chế biến (khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương…).
- Nấm men, tảo biển, vi sinh vật: đạm lỏng FML, đạm bột Ajitein, đạm viên Vedafeed
- Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột…
- Thức ăn hỗn hợp: là hỗn hợp có từ hai nguyên liệu đã qua chế biến trở lên. Thức ăn hỗn hợp được phối hợp theo công thức của nhà chế tạo.
Vai trò của thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, cụ thể:
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời góp phần tạo ra các sản phẩm như thịt, trứng, sữa…
- Là nguyên liệu để tổng hợp protein đặc trưng của cơ thể.
- Tham gia vào cấu trúc xương, hình thành các protein chức năng giúp xúc tác và điều hòa phản ứng sinh hóa.
- Điều hòa quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quy chuẩn nào?
Một số quy chuẩn chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam:
- QCVN 01-10:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà.
- QCVN 01-11:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt.
- QCVN 01-12:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn.
- QCVN 01-13:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê và bò thịt.
- QCVN 01-77:2011/BNNPTNT – Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- QCVN 01-78:2011/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, trong thời gian tới liệu ngành chăn nuôi có cần chứng nhận hợp quy sản phẩm nữa hay không khi đây đang là căn nguyên gây áp lực, phiền hà rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong nước.
Không hiểu vì sao một quy định vô lý, gây bao khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong gần 20 năm qua, mà lần sửa đổi này các cơ quan soạn thảo vẫn loanh quanh không muốn cắt bỏ. Phải chăng chỉ vì lợi ích của một số tổ chức đánh giá sự phù hợp, mà quên đi quyền lợi của cả trăm triệu người dân, doanh nghiệp.
Do đó, Ngày 5/03/2025, 9 Hiệp hội đã đồng loạt gửi công văn về việc hoàn thiện thể chế lên Tổng Bí thư Tô Lâm bao gồm:
- Hội Chăn nuôi Việt Nam,
- Hội Thú y Việt Nam,
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam,
- Hiệp hội Gia cầm Việt Nam,
- Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam,
- Hiệp hội Thuốc Thú y Việt Nam,
- Hiệp hội Phân bón Việt Nam,
- Hiệp hội Sữa Việt Nam,
- Hội KHKT An toàn toàn thực phẩm Việt Nam
Điều kiện sản xuất và mua bán thức ăn chăn nuôi là gì?
Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 thì tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
- Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
- Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
- Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
- Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
- Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
- Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Căn cứ tại Điều 40 Luật Chăn nuôi 2018 quy định điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi như sau:
Theo khoản 2 Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 thì tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
- Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
- Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
- Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
- Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
- Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi
Điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi được quy định tại Điều 40 Luật Chăn nuôi 2018
- Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.
- Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
- Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.

Q&A – Câu hỏi thường gặp
- Có cần thiết phải đánh giá lại thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi hay không?
Theo khoản 5 Điều 11 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, việc đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo tần suất:
- 24 tháng một lần,
- 36 tháng một lần,
- Hoặc đột xuất tùy từng trường hợp.
Như vậy, việc đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi là cần thiết và được pháp luật quy định cụ thể.
- Có bắt buộc tất cả cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi không?
Theo khoản 8 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP), các trường hợp không cần cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại của hộ gia đình, hộ kinh doanh.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng quy định pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm, có sản phẩm thực phẩm hoặc phụ phẩm phù hợp làm thức ăn chăn nuôi mà không qua bất kỳ bước sơ chế, chế biến nào khác.
Như vậy, không phải tất cả cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đều bắt buộc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 7 và khoản 9 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP), cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra thị trường.
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi là bao lâu?
Theo Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi là 02 năm.
- Kiểm tra chất lượng thức ăn là trách nhiệm của cơ quan nào? Trường hợp thức ăn chăn nuôi bị vi phạm chất lượng thì xử lý như thế nào?
Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 13/2020/NĐ-CP gồm:
- Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn.
Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng được tiến hành theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 13/2020/NĐ-CP. Thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị xử lý bằng một hoặc một số biện pháp sau:
- Buộc tái xuất;
- Buộc tiêu hủy;
- Buộc tái chế;
- Buộc chuyển mục đích sử dụng;
- Buộc cải chính thông tin.
Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, tổ chức hoặc cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý. Trường hợp thức ăn chăn nuôi vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, bố trí kinh phí để xử lý theo khoản 4 Điều này.
Thức ăn chăn nuôi là gì? Được trả lời lại rằng đó là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, và thức ăn truyền thống. Phú An Khánh hy vọng bài viết này có thể cập nhật thêm thông tin hữu ích dành cho Quý vị.
Để được tư vấn và báo giá các sản phẩm nguyên liệu và phụ gia thức ăn chăn nuôi, Quý Khách vui lòng liên hệ:
- Hotline: 094 118 17 15 – 091 670 10 99
- Zalo OA: zalo.me/2663064094813696270
- Fanpage: https://www.facebook.com/PhuAnKhanh