Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tại sao chất xơ lại quan trọng đến vậy? Đâu là nguồn bổ sung chất xơ tự nhiên cho vật nuôi? Hãy cùng Phú An Khánh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

chất xơ cho vật nuôi
chất xơ cho vật nuôi

Chất xơ là gì?

Chất xơ tiếng Anh là Fiber.

Chất xơ là phần không thể tiêu hóa được từ thức ăn có gốc thực vật, gồm các phân tử cacbonhydrat

Nói cách khác, chất xơ là một loại carbohydrate không tiêu hóa được và có thể tìm thấy trong thực phẩm gốc thực vật

Một cách giải thích khác: “Chất xơ” là thuật ngữ dùng để mô tả các loại carbohydrate thực vật mà chúng không thể được tiêu hóa bằng các enzyme trong cơ thể” – Trích dẫn từ báo nhachannuoi.vn

chất xơ

Phân loại chất xơ

Chất xơ hòa tan: 

  • Tan trong nước hoặc trương nở (dạng gel)
  • Bao gồm gum, pectin, mucilage và một số hemicellulose
  • Giúp lấp đầy khoảng trống dạ dày, tăng thời gian vận chuyển qua ruột non, liên kết với axit mật và tăng độ nhớt ruột, có thể được lên men 1 phần trong ruột non.

Chất xơ không hòa tan:

  • Không tan trong nước hoặc trơ  (hỗ trợ nhu động ruột, tăng khối phân) hoặc lên men được (prebiotic)
  • Bao gồm phần lớn là ligin, cellulose và hemicellulose

Chất xơ lên men:

  • Không được tiêu hóa và hấp thụ trong ruột non
  • Được lên men một phần hoặc hoàn toàn bởi vi khuẩn trong ruột già

Chất xơ không lên men:

  • Không được tiêu hóa và hấp thu trong ruột non
  • Không được lên men bởi vi khuẩn trong ruột già

Các thành phần xơ trong thức ăn chăn nuôi và ý nghĩa

Chất xơ được phân thành nhiều loại, cụ thể như xơ thô, chất xơ không hoà tan trong acid/Chất xơ tẩy Axit, chất xơ trung tính… Mỗi loại đều có những ý nghĩa đặc trưng khác nhau

Xơ thô

Nếu trong thức ăn có hàm lượng xơ thô quá cao, lượng năng lượng trong thức ăn sẽ thấp đi vì chất xơ thô này được xem như một chất khó tiêu hóa.

Xơ thô không phải là một chỉ số đánh giá khả năng tiêu hóa cho động vật nhai lại. Tuy nhiên xơ thô cũng thường được dùng làm thông số tham chiếu trong quy định thức ăn chăn nuôi và ngũ cốc dùng trong chăn nuôi.

>>> Xem thêm chi tiết chi tiết chất xơ thô là gì và tầm quan trọng trong việc xác định xơ thô trong thức ăn chăn nuôi

Chất xơ không hoà tan trong acid/chất xơ tẩy axit

Chất xơ không hoà tan trong acid/Chất xơ tẩy Axit tiếng Anh là Acid Detergent Fiber – ADF, là phần cặn thu được sau khi đun sôi mẫu thử trong dung dịch axit.

Thành phần này đại diện cho phần xơ ít tiêu hóa nhất trong thức ăn thô xanh như cỏ tươi hay các loại thức ăn thô khác.

Nếu trong thức ăn cho vật nuôi có giá trị ADF càng cao thì năng lượng tiêu hóa sẽ càng thấp. Và chính vì vậy, ADF là chỉ số thường dùng trong công thức để bộ phận nghiên cứu có thể tính toán được tỷ lệ tiêu hóa, tổng dinh dưỡng tiêu hóa (TDN) hoặc các năng lượng cho quá trình tiết sữa (NEL).

Chất xơ trung tính

Chất xơ trung tính tiếng Anh là Neutral Detergent Fiber – NDF, là phần cặn thu được sau khi đun sôi mẫu thử trong dung dịch trung tính.

Chỉ số chất xơ này cũng tương tự như chất xơ không hòa tan trong axit, thường đường bộ phận nghiên cứu sử dụng để tính toán khả năng tiêu hóa, tổng dinh dưỡng tiêu hóa được và hoặc các năng lượng cho quá trình tiết sữa.

Lợi ích và vai trò của chất xơ

Ngoài 3 chất cần thiết trong sự tăng trưởng của vật nuôi như protein (đạm), tinh bột, chất béo thì xơ cũng là yếu tố quan trọng vì nó góp phần quyết định đến sức khỏe của đường ruột.

Mặc dù nói chất xơ là phần không thể tiêu hóa được nhưng nó là đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của sinh vật sống. Lý do là vì chất xơ là chất giúp nuôi lợi khuẩn có trong ruột (làm chất nền cho sự lên men vi khuẩn trong ruột, đặc biệt là ruột già), thúc đẩy sự phát triển của chúng. 

Để từ đó, quá trình tiêu hóa trong ruột được diễn ra tốt, giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột như táo bón. Đồng thời giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột non.

chất xơ
chất xơ cần thiết trong sự tăng trưởng của vật nuôi

Có 5 lợi ích cụ thể như sau:

Phát triển hệ tiêu hóa

  • Tăng cường cấu trúc và chức năng của niêm mạc ruột
  • Gia tăng sự đa dạng vi khuẩn có lợi trong ruột (theo (Jha & Mishra, 2021)
  •  Ví dụ như vỏ yến mạch (loại chất xơ không hòa tan) có thể cải thiện chức năng của mề, tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất (theo Mateos, Jimenez-Moreno, Serrano, & Lázaro, 2012).

Cải thiện sức khỏe đường ruột

  • Điều chỉnh hệ vi sinh bên trong ruột
  • Điều chỉnh hệ miễn dịch và tăng cường chức năng ruột (có ở một số loại chất xơ hòa tan có khả năng tăng cường sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA) – theo Singh & Kim, 2021).

Tăng cường hệ miễn dịch

  • Tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi, giảm thiểu và kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại, nhờ đó cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch (theo Tejeda & Kim, 2021).

Tăng hiệu suất tăng trưởng

  • Bổ sung một mức độ chất xơ hợp lý trong khẩu phần ăn có thể giúp cải thiện hiệu suất tăng trưởng ở gia cầm.
  • Ví dụ như bổ sung vỏ yến mạch ở mức 2-3% có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng nhờ vào việc cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất cho gà thịt (theo Mateos et al., 2012).
  • Đối với heo xuất chuồng, khẩu phần nhiều chất xơ có thể làm tăng khối lượng nội tạng nhưng cũng làm giảm trọng lượng thịt sau khi g.iết mổ.

Tối ưu hóa chi phí sản xuất

  • Sử dụng các loại chất xơ phụ phẩm có thể giúp nhà chăn nuôi cắt giảm chi phí đầu vào mà vẫn đảm bảo hiệu quả chăn nuôi ví dụ như bã nành, cám gạo…

Những rủi ro về chất xơ cần quan tâm

Làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng bổ sung chất xơ quá mức trong khẩu phần ăn có thể làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất cho vật nuôi, đặc biệt với các loại chất xơ hòa tan như cellulose, có thể tăng độ nhớt của dịch ruột và cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu (Rahmatnejad & Saki, 2016).

Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng 

Bổ sung quá nhiều chất xơ khiến hiệu xuất tăng trưởng của vật nuôi giảm, cụ thể là ở gia cầm và trong giai đoạn đầu đời.

Theo Walugembe, Rothschild, và Persia (2014) cho rằng việc bổ sung chất xơ cao trong khẩu phần ăn của gà con có thể làm giảm trọng lượng cơ thể và hiệu suất chuyển hóa thức ăn.

Các loại chất xơ khác nhau có những tác động khác nhau 

Tính chất hóa học và vật lý của các loại chất xơ khác nhau có tác động đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của gia cầm theo những cách khác nhau.

Ví dụ như chất xơ không hòa tan như vỏ yến mạch có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, trong khi chất xơ hòa tan như cellulose có thể gây tăng độ nhớt và cản trở quá trình tiêu hóa (Röhe & Zentek, 2021).

Có khả năng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nấm độc

Chẳng hạn như trong một số nguyên liệu giàu chất xơ như các phụ phẩm nông nghiệp bao gồm cám gạo, bã nành… có thể bị nhiễm nấm Aspergillus spp., gây độc cho gia cầm (Okolelova & Engashev, 2021). 

Do đó, cần phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu để đảm bảo an toàn cho vật nuôi.

Có thể làm giảm lượng ăn vào của vật nuôi

Đối với heo cai sữa, khẩu phần ăn quá nhiều chất xơ có thể khiến lượng thức ăn nạp vào giảm đi, từ đó cản trở việc hấp thụ năng lượng trong giai đoạn heo cần nhiều năng lượng nhất để phát triển

Nguồn chất xơ tự nhiên cho vật nuôi

Bã Nành

Bã nành hay bã đậu nành là phụ phẩm từ quá trình chiết dầu đậu nành. Bã nành thường có mùi thơm nên dễ kích thích sự thèm ăn ở vật nuôi.

Bã đậu nành thích hợp cho nhiều loại vật nuôi, đặc biệt là đại gia súc, heo trưởng thành và heo nái.

Bã nành
Bã nành

Tỷ lệ thành phần dinh dưỡng trong bã nành khá tốt, được nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ứng dụng:

  • Đạm: 45.5% min
  • Xơ: 4% max
  • Aflatoxin: 50 PPB max
  • Giàu Acid Amin thiết yếu, nhất là Lysine chiếm đến 2.88%

>> Hàng Triệu Người Bất Ngờ Với Công Dụng Của Bã Nành Trong Chăn Nuôi!

Hiện tại, Phú An Khánh là nhà phân phối sản phẩm Bã Nành (quy cách hàng xá xe) uy tín tại Việt Nam, được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lựa chọn, để mua hàng, Quý Khách vui lòng liên hệ:

  • Fanpage Phú An Khánh
  • Hotline: 0916.701.099 – 0941.18.17.15 – 0945.446.194
  • Địa chỉ: 30/2D, Đường 8, Khu phố 5, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • Email: tuongvi@phuankhanh.net

Cám Mì

Cám mì là một nguồn thức ăn cung cấp tỷ lệ xơ cao cho vật nuôi, dùng được cho nhiều loại vật nuôi, chủ yếu là động vật nhai lại như trâu, bò…, hay heo, hoặc gia cầm như gà, vịt…

>> Đọc chi tiết cám mì dùng cho các loài vật nuôi tại đây 

Cám mì
Cám mì

Cám mì thường có mùi thơm ngọt, nên dễ kích thích sự thèm ăn và ăn ngon miệng ở vật nuôi, từ đó giúp chúng tăng trưởng tốt hơn. 

>> Xem xét Tầm Quan Trọng Của Lúa Mì (Cám Lúa Mì) Trong Chăn Nuôi Và Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Tỷ lệ dinh dưỡng có trong cám mì bao gồm:

  • Xơ: 10% max
  • Đạm thô: 14% min.
  • Tro: 5% max.

Hiện tại, Phú An Khánh là nhà phân phối sản phẩm Cám Mì uy tín tại Việt Nam, được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lựa chọn. Sản phẩm Cám Mì tại Phú An Khánh hiện có:

  • Cám mì Châu Phi: Quy cách 45kg/bao
  • Cám mì nội địa Việt Nam: Quy cách 50kg/bao

Để mua hàng, Quý Khách vui lòng liên hệ:

  • Fanpage Phú An Khánh
  • Hotline: 0916.701.099 – 0941.18.17.15 – 0945.446.194
  • Địa chỉ: 30/2D, Đường 8, Khu phố 5, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • Email: tuongvi@phuankhanh.net

Cám Gạo

Cám gạo là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất gạo và có giá trị cao trong công thức thức ăn chăn nuôi nhờ chiếm đến 80% dinh dưỡng của hạt lúa gạo. Hiện tại, sản phẩm cám gạo mà Phú An Khánh đang phân phối là Cám Gạo Trích Ly, có tỷ lệ dinh dưỡng cao (tỷ lệ xơ cao hơn 2 loại trên):

  • Đạm – Béo: ≤ 16%
  • Tro: ≥ 5%
  • Xơ: ≥ 18 – 19%
Cám gạo trích ly
Cám gạo trích ly

>> Xem thêm bài viết Cám Gạo Trong Chăn Nuôi

Phú An Khánh phân phối cám gạo trích ly (hàng xá xe), để mua hàng, Quý Khách vui lòng liên hệ:

  • Fanpage Phú An Khánh
  • Hotline: 0916.701.099 – 0941.18.17.15 – 0945.446.194
  • Địa chỉ: 30/2D, Đường 8, Khu phố 5, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • Email: tuongvi@phuankhanh.net

Tóm lại, chất xơ không chỉ là chất kháng dinh dưỡng mà còn có nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của vật nuôi. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả chất xơ, nhà chăn nuôi cũng cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ để tránh những rủi ro không mong muốn dự trên nghiên cứu và thực tiễn như lựa chọn loại nguyên liệu, liều lượng, cách thức bảo quản, cách bổ sung…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.