Hiện nay ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam, đặc biệt là trong nông hộ, đã trải qua những biến động đáng kể trong quá trình phát triển. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, từ biến động thị trường đến tình hình thời tiết không ổn định, song ngành này vẫn duy trì sự phát triển tích cực.

6 Lưu Ý Giúp Tăng Năng Suất Chăn Nuôi Bò Sữa Không Phải Ai Cũng Biết?

Theo thống kê đến ngày 01/01/2021, tổng đàn bò sữa tại Việt Nam là 331.400 con. Trong đó, khoảng 40% số bò được chăn nuôi trong trang trại tập trung, sử dụng công nghệ cao, với sản lượng sữa trung bình mỗi chu kỳ vắt 305 ngày dao động từ 6.500 đến 7.500 lít, nhiều bò đạt 11.000 -12.000 lít thậm chí cao hơn. Số liệu 60% còn lại chủ yếu là đàn bò được chăn nuôi tại hộ nông dân, với quy mô đa dạng từ 1-2 đến 100-150 con, đa phần là 5-10 hoặc 10 – 30 con, tùy thuộc vùng, vào lực lượng lao động, vào trình độ quản lý và khả năng tài chính của từng nông hộ, và sản lượng sữa bình quân từ 4.500 đến 6.000 lít. Đáng chú ý, khoảng 60% sản lượng sữa tươi của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu.

Theo PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch VINARUHA, tỉnh Lâm Đồng được đánh giá là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi và tiềm năng lớn trong chăn nuôi bò sữa. Với 24.663 con bò sữa, Lâm Đồng đứng thứ tư quốc gia, sau Hồ Chí Minh, Nghệ An và Sơn La (Mộc Châu). Mặc dù sản lượng sữa trung bình mỗi bò vắt sữa 305 ngày ở đây là trên 6.000 lít, thấp hơn so với Sơn La (Mộc Châu) và Nghệ An, nhưng tỉnh này được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm chăn nuôi bò sữa hàng đầu của cả nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn khi lâm thời, ông mong muốn Lâm đồng sẽ trở thành thủ phủ của Hoa, rau và bò sữa của cả nước. Lâm đồng sẽ được gọi là thành phố trắng, ý nói bò sữa, sữa bò là thế mạnh trong chăn nuôi bò sữa của Lâm Đồng.

Ngày nay, ngành chăn nuôi bò sữa đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thể chế chính sách của Nhà nước, tổ chức quản lý trang trại, dịch bệnh, môi trường chăn nuôi và các yếu tố xã hội khác. 

Trong bối cảnh khi có sự tác động, thay đổi, người chịu ảnh hưởng lớn nhất hoặc thiệt hại nhiều nhất (tính cho đơn vị đầu tư) đó là các hộ chăn nuôi, người chăn nuôi. 

Để giảm thiểu tối đa những thiệt hại vì những lý do khách quan lẫn chủ quan, người chăn nuôi cần nắm rõ 6 yếu tố đặc biệt như sau:

  1. Con giống
  2. Kỹ thuật chăn nuôi
  3. Nguồn thức ăn và dinh dưỡng
  4. Tiêm phòng dịch bệnh 
  5. Nguồn nhân công
  6. Sự liên kết cung cầu

1. Về con giống

Người chăn nuôi cần tìm hiểu và chọn lựa kỹ càng nguồn giống tốt trước khi nuôi. Đây là một trong những điều kiện quan trọng giúp xác định năng suất, chất lượng sữa và nhiều yếu tố khác dẫn đến việc nuôi thả bò có thành công hay không.

Mặc dù vậy, hiện nay có rất nhiều hộ chăn nuôi không có nguồn giống tốt hoặc không biết mua con giống tốt ở đâu. Vậy nên rất cần có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, hoặc bản thân người chăn nuôi phải tự động tìm hiểu từ những nguồn uy tín để có được nguồn giống tốt.

2. Về kỹ thuật chăn nuôi

Cần trau dồi thêm những kỹ thuật chăn nuôi vững vàng để khi kết hợp với con giống phù hợp sẽ giúp nâng cao được năng suất chăn nuôi như bò sẽ sinh sản tốt hơn, cho ra chất lượng sữa nhiều hơn.

Mặc dù thế, vấn đề hiện nay là các hộ chăn nuôi không có kỹ thuật, hoặc kỹ thuật chăn nuôi không phù hợp với con giống do phần nhiều dựa vào kinh nghiệm vốn có mà không được đào tạo bài bản. Điều này dẫn đến bò không sinh sản, sinh sản kém, bò không cho sữa, sản lượng sữa thấp không thu hoạch được triệt để tiềm năng sữa của bò. Hoặc bò bị bệnh, điều trị với thời gian kéo dài, bị chết và phải loại thải.

Nếu bò giống tốt, nhưng không có kỹ thuật tốt để phù hợp với bò thì con giống tốt cũng trở thành bò xấu.

3. Về nguồn thức ăn và dinh dưỡng

Việc thiếu thức ăn cho bò hoặc cho bò ăn không đầy đủ, không biết chế biến, phối trộn thức ăn cho bò hoặc cho bò ăn không phù hợp với các giai đoạn phát triển sinh lý của bò cũng gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng sữa.

Chẳng hạn như ở từng giai đoạn, nguồn dinh dưỡng và lượng thức ăn cũng sẽ khác nhau. Nguồn thức ăn cũng cần đảm bảo an toàn, không chứa các nguồn bệnh.

Đối với bò sữa, nguồn bổ sung đạm/protein là vô cùng cần thiết. Thay vì bổ sung những loại đạm động vật có tiềm ẩn nguy cơ chứa những vi khuẩn/mầm bệnh gây hại như E. Coli hay Salmonella… thì hiện nay rất nhiều nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại lớn ở Việt Nam đã bắt đầu lựa chọn một nguồn đạm thay thế an toàn hơn rất nhiều từ thành phần vi sinh vật lên men như đạm đơn bào (đạm Ajitein, đạm FML hay đạm Vedafeed) hay đạm thực vật từ bã nành…

đạm đơn bào
3 loại đạm đơn bào phổ biến hiện nay

4. Tiêm phòng dịch bệnh 

Không tiêm phòng dịch hay chủ quan đến hệ quả của dịch bệnh mà không phòng chống dịch bệnh sẽ khiến người chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình chăn nuôi bò. Một số bệnh dịch cần lưu ý như lở mồm long móng, tụ huyết trùng; các bệnh truyền nhiễm, truyền lây giữa động vật và người phải giám sát định kỳ đối với bệnh: sảy thai truyền nhiễm, lao bò, xoắn khuẩn… 

5. Nhân công

Không đủ lao động hoặc lao động không tuân thủ đúng các yếu tố, quy trình, kỹ thuật chăn nuôi cũng gây ra việc giảm năng suất chăn nuôi. Vì vậy, trong chăn nuôi bò sữa, buộc phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đối với người chăn nuôi. 

6. Sự liên kết cung cầu

Khi người chăn nuôi thiếu sự liên kết giữa người chăn nuôi với nhau, hay nguồn thu mua chế biến sữa, hay đội ngũ kỹ thuật tại địa phương cũng sẽ làm giảm đi rất nhiều hiệu quả chăn nuôi của mình.

Ngành bò sữa ngày nay cũng đang dần được chú trọng hơn rất nhiều, vì vậy mà có rất nhiều hội thảo, chương trình của nhà nước, địa phương triển khai để giúp người nông dân tiếp cận được nhiều đến các yếu tố như kỹ thuật chăn nuôi, nguồn giống tốt hay nguồn đầu ra, đầu vào tốt để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi.

Nếu quý vị quan tâm đến nguồn dinh dưỡng, cụ thể là nguồn protein an toàn, giá thành cạnh tranh như đạm đơn bào, vui lòng liên hệ Phú An Khánh để được hỗ trợ tư vấn và báo giá.

Công ty TNHH TMDV XNK Phú An Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.