Sau Tết Nguyên Đán, đàn gia cầm và gia súc thương phẩm của nhiều địa phương đã giảm nhiều do phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Và thời điểm này, các trang trại và các hộ chăn nuôi trên nhiều địa bàn đã bắt đầu rục rịch tái đàn để duy trì quy mô chăn nuôi và ổn định sản xuất.

Tuy nhiên, hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm cao, dịch bệnh diễn ra nhiều. Do đó, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong chăn nuôi các trang trại, hộ chăn nuôi thực hiện việc tái đàn kết hợp với phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cần đảm bảo thực hiện 4 lưu ý quan trọng bao gồm:

  1. Chất lượng con giống
  2. Chất lượng chuồng trại, thiết bị chăn nuôi
  3. Nguồn thức ăn và dinh dưỡng
  4. Vật tư, thuốc thú y

1. Chất lượng con giống

Người chăn nuôi nên đảm bảo nguồn con giống chất lượng vì điều này sẽ quyết định đến năng suất cao hay thấp của đàn sau này. 

Nếu nhập con giống ở nguồn bên ngoài, cần:

– Tìm hiểu cơ sở và đơn vị cung cấp giống uy tín

– Đảm bảo chất lượng con giống: 

  • Phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng
  • Được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm đầy đủ theo yêu cầu và quy định của cơ quan có chuyên môn
  • Có giấy chứng nhận kiểm dịch

– Bố trí nuôi cách ly ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn

– Tránh nhập con giống ở những vùng có dịch để tránh thiệt hại và ảnh hưởng đến an toàn dịch bệnh của đàn và của địa phương.

– Áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh

– Không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra ngoài môi trường… Từ đó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi cho người dân

2. Chất lượng chuồng trại, thiết bị chăn nuôi

Sát khuẩn chuồng trại
Sát khuẩn chuồng trại để chống dịch bệnh

Sau khi xuất bán lứa trước của đàn, người chăn nuôi cần vệ sinh sạch các chất thải còn lại trong chuồng nuôi và sau đó phun khử trùng bằng thuốc sát trùng. Cụ thể các chất thải cần được xử lý bằng các biện pháp thích hợp như sau:

  • Đối với các chất thải rắn: như chất độn chuồng bằng rơm, trấu, lá cây,… người nuôi cần gom lại và xử lý bằng cách đốt cháy hoặc ú nhiệt sinh học để tiêu trừ mầm bệnh.
  • Đối với phân và nước tiểu của vật nuôi: cần xử lý ủ nhiệt sinh học hoặc xử lý qua bể biogas

– Sau đó xịt rửa sạch nền, tường, cổng nuôi và để khô ráo sau đó phun thuốc sát trùng. 

– Kế đến, để trống chuồng trại trước khi nhập đàn và nhập vật nuôi mới. Thời gian để trống chuồng cần ít nhất 2 tuần đối với gia súc và gia cầm nuôi lấy thịt và ít nhất 4 tuần đối với vật nuôi sinh sản.

– Trong thời gian để trống chuồng, người chăn nuôi tiến hành tu sửa và trang bị cho chuồng nuôi:

  • Hệ thống chụp sưởi
  • Hệ thống cấp nước
  • Hàng rào và tường bao quanh khu vực chăn nuôi
  • Cổng ra vào
  • Hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi
  • Máng ăn, uống và dụng cụ chăn nuôi. Nên phơi ngoài trời có nắng rồi phun thuốc sát trùng

– Sau khi tu sửa, chuồng nuôi nên được quét nước vôi từ tường xuống dưới nền. Chờ vôi khô thì phun hóa chất sát trùng bên trong và ngoài bao gồm chuồng nuôi và xung quanh khu vực nuôi. Có thể dùng các loại thuốc khử trùng như Bencocid, Han iotdine, Sagluxide ,…

3. Nguồn thức ăn, dinh dưỡng, thuốc men và vật tư thú y

Trước khi bắt đầu tái đàn, người chăn nuôi cần đảm bảo đủ lượng và chất lượng thức ăn, nước uống sao cho đủ dinh dưỡng, sạch sẽ và phù hợp với từng giai đoạn và đối tượng vật nuôi.

– Đối với gia súc và gia cầm còn non, người nuôi cần lưu ý bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng đề kháng giúp chúng có sức khỏe tốt chống chọi với dịch bệnh khi thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột như bổ sung vitamin, men tiêu hóa,…

– Phải dự phòng thuốc thú y, thuốc trợ sức, trợ lực để tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi khi mới mua về và trong quá trình chăn nuôi.

Chuẩn bị tốt cho đợt tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt I/2024

Một số lưu ý khác, bà con cần lưu ý:

  • Khi khôi phục, tái đàn gia súc, gia cầm cần thận trọng, tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong thời gian trước đó. 
  • Bên cạnh đó, xác định phòng dịch là công tác quan trọng, cần khép kín quy trình phòng bệnh bằng vaccine.
  • Trước khi tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin thị trường, lượng cung cầu và nơi tiêu thụ sản phẩm để có căn cứ quyết định quy mô đầu tư để chăn nuôi có hiệu quả và bền vững. Mặt khác sau Tết  Nguyên đán người chăn nuôi phải đối mặt với rủi ro cao vì thời tiết bất lợi. Cùng với đó, giá cám còn cao cũng là nguyên nhân rủi ro cho việc duy trì và tăng đàn.
  • Khi tái đàn, ngoài nhập con giống rõ nguồn gốc, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết vào khẩu phần ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng bảo đảm chất lượng và phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ khâu chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế, chế biến và tiêu thụ.
  • Trong quá trình chăn nuôi, người dân phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn vật nuôi, khi thấy những hiện tượng bất thường, như: sốt cao, bỏ ăn, ho, khó thở,… phải nhanh chóng nuôi nhốt cách ly để kiểm tra, theo dõi, điều trị; đồng thời, báo cho cán bộ thú y để được hướng dẫn biện pháp phòng, trị bệnh thích hợp.
  • Đối với nguồn dinh dưỡng hằng ngày, không thể thiếu chất đạm hay chất protein cho vật nuôi, đặc biệt là đối với thú non. Hiện nay, có rất nhiều nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại trên toàn quốc đã và đang sử dụng đạm đơn bào hay còn gọi là đạm vi sinh vật lên men nhờ hiệu quả tích cực, sự an toàn của nó so với những loại đạm động vật khác khi tiềm ẩn nhiều cơ mang vi khuẩn và mầm bệnh. 

Đạm đơn bào ở Phú An Khánh gồm có 3 loại bao gồm:

đạm đơn bào
3 loại đạm đơn bào phổ biến hiện nay

Để được tư vấn và báo giá, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Phú An Khánh qua:

Công ty TNHH TMDV XNK Phú An Khánh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.