Chế độ dinh dưỡng dành cho Heo Nái vô cùng quan trọng bởi vì giai đoạn này chúng cần phải đủ sức khỏe trước, trong và sau khi sinh. Để hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng cho Heo Nái, xin mời quý vị cùng theo dõi bài viết bên dưới cùng Phú An Khánh.

dinh dưỡng cho heo nái

Dinh dưỡng cho heo nái cần các chất gì?

Heo nái cần chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt hơn những loại heo khác. Lý do là vì chúng cần nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể và heo con trong bụng. Chúng cũng cần đề kháng cao để chống lại bệnh tật trong quá trình mang thai cũng như nhiều năng lượng trong quá trình sinh nở.

Một số chất cần thiết dành cho heo nái cần biết bao gồm:

Năng lượng

Năng lượng cho heo nái có nhiều trong các loại hạt ngũ cốc, sắn, khoai, rỉ đường, cám (cám mì, cám bắp…).

Các chất bột giúp cung cấp cho heo nái năng lượng cao để điều hòa cơ thể, cân bằng nhiệt, cung cấp nhiệt lượng, năng lượng cho các hoạt động của heo nái. Ăn chất bột sẽ giúp heo nái dễ hấp thu được các chất đạm, tránh kiệt sức. 

Tuy nhiên, không cho heo nái ăn quá nhiều tinh bột, chỉ nên cho ăn vừa đủ để đảm bảo hoạt động cho heo nái cũng như đảm bảo được việc hấp thu đủ chất protein để chuyển hóa thành sữa khi nuôi con. Vì nếu khi ăn quá nhiều tinh bột, heo nái sẽ bị tích mỡ nhiều, đặc biệt là mỡ lá sẽ khiến bào thai bị ép, ảnh hưởng đến sự phát triển của heo con. Khi đó, heo nái đẻ con ra không đồng đều và ít con. Nhưng cũng không nên cho heo nái ăn quá ít tinh bột vì sẽ khiến chúng không tiết đủ sữa nuôi con hoặc có thể gây ra bệnh sưng vú.

>>> Xem thêm sản phẩm cám mì giá tốt cho heo nái tại Phú An Khánh

Protein/Đạm thô

Thức ăn nhiều đạm giúp heo con trong bụng mẹ có đủ protein để hình thành tế bào.

Thức ăn giàu protein sẽ giúp cho heo nái có đủ sữa để nuôi con. Mặc dù vậy, không nên cho ăn quá nhiều đạm sẽ khiến heo bị căng tức sữa.

Một số loại thức ăn chứa nhiều đạm có thể tham khảo như: 

  • Đạm thực vật: đậu phộng, đậu nành…
  • Đạm động vật: bột cá, bột xương thịt, bột tôm
  • Đạm vi sinh vật lên men: Vedafeed (rỉ mật đường lên men cô đặc), Ajitein, FML (Có giá thành rẻ hơn nhiều so với đạm động vật nhưng chất lượng vẫn tương đương, giúp người chăn nuôi tiết kiệm nhiều chi phí)

>> Tìm hiểu Tất Tần Tật Về Đạm Thô/Protein Thô

>> Tìm hiểu chi tiết về VEDAFEED Dạng Viên – Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi Cấp Đạm Tối Ưu tại Phú An Khánh

>>  4 Lý Do Lý Giải Vì Sao FML Được Nhiều Doanh Nghiệp Lựa Chọn Sử Dụng?

>> AJITEIN Đột Phá Trong Chuỗi Nguyên Liệu Và Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi!

Chất khoáng

Chất khoáng vô cùng cần thiết cho heo nái dễ thụ thai hơn cũng như giúp heo con hình thành xương, răng và các bộ phận khác. Các chất khoáng cũng được chia thành 2 loại cần thiết cho heo nái bao gồm:

  • Chất khoáng đa lượng như Ca(canxi), P (photpho), Cl (Clo), Mg (magiê). Chất khoáng có thể có nhiều trong vỏ sò nghiền, mai mực, vôi bột, vỏ trứng, vỏ cua…
  • Chất khoáng vi lượng như Iode, đồng, sắt, coban, mangan, mặc dù heo nái cần ít vi lượng như những vi lượng này đóng vai trò rất lớn đối với cơ thể chúng. Trong thức ăn thực vật như rau, cỏ tươi, lá cây, củ quả sẽ có nhiều khoáng vi lượng.

Vitamin

Vitamin giúp heo nái có sức đề kháng tốt, phòng ngừa bệnh tật cũng như thúc đẩy quá trình sinh sản. Có thể cho heo nái bổ sung thêm nhiều vitamin thông qua các nguồn thức ăn hàng ngày cụ thể:

  • Vitamin E: Vô cùng quan trọng đối với cơ thể heo nái vì đảm bảo cho bào thai heo con không bị chết, thai khô, và giúp cho heo nái không bị thiếu sữa khi nuôi con. Vitamin E truyền qua sữa mẹ cũng giúp heo con linh hoạt và có hệ miễn dịch tốt. Vitamin E có thể được bổ sung trực tiếp từ vitamin được bán sẵn trên thị trường.
  • Vitamin A: Giúp heo nái tăng khả năng thụ thai. Giúp heo con bú sữa mẹ nhanh lớn, tránh bị tiêu chảy. Vitamin A thường có nhiều trong cám gạo, bắp/ngô vàng, rau cỏ tươi, dầu gan cá…
  • Vitamin D: Giúp heo nái tránh bệnh loãng xương, tăng sự cứng cáp cho khung xương nái…

Ngoài ra, heo nái còn cần thêm các vitamin khác như vitamin C (ngăn ngừa stress), Vitamin B…

Chế độ dinh dưỡng cho heo nái ở từng giai đoạn

Hãy luôn đảm bảo dinh dưỡng cho heo nái ở mọi giai đoạn để chúng sẵn sàng thụ thai, mang thai và sinh con. Cụ thể:

Ở giai đoạn hậu bị

Heo nái cần đủ dinh dưỡng để chuẩn bị cơ thể sẵn sàng để phối giống, mang thai và nuôi con vì vậy:

  • Nên cho ăn đủ tinh bột, để đảm bảo hoạt động và sinh trưởng, đủ chất bột để chuyển hóa đạm thành sữa.
  • Không nên cho ăn quá nhiều tinh bột vì sẽ khiến heo bị quá cân, không động dục hoặc động dục bất thường, giảm tỷ lệ thụ thai và tăng tỷ lệ chết phôi thai khiến nái đẻ ít con.
  • Không nên cho ăn quá ít tinh bột vì khiến heo nái thiếu chất, sẽ dễ bị gầy, chậm hoặc không động dục dẫn đến kéo dài tuổi phối giống lần đầu.

Ở giai đoạn mang thai

Dinh dưỡng trong giai đoạn này khá quan trọng đối với heo nái vì nó giúp đảm bảo được chất lượng lứa heo con sau sinh.

Heo nái thường có thời gian mang thai từ 110 đến 118 ngày. Tuy nhiên việc cung cấp dinh dưỡng cho heo nái ở giai đoạn này được chia ra làm 2 giai đoạn vì sự phát triển bào thai ở 2 giai đoạn này không giống nhau, cụ thể:

Giai đoạn chửa kỳ I

  • Tính từ khi phối giống đến ngày chửa thứ 84
  • Khối lượng bào thai đạt khoảng 25 – 30%
  • Thức ăn cần đảm bảo đủ chất lượng và số lượng để heo mẹ tích lũy chất dinh dưỡng vào cơ thể cho thời kỳ nuôi con
  • Tránh vỗ béo heo nái quá mức ở giai đoạn I

Giai đoạn chửa kỳ II

  • Tính từ ngày chửa thứ 85 đến khi sinh con
  • Bào thai lớn nhanh, kkhối lượng đạt khoảng 65 – 70%
  • Lượng thức ăn cần tăng 25 – 30% so với giai đoạn chửa kỳ I. Trong đó, lượng protein chiếm khoảng 14%, 0,9% Canxi, 0.45% phốt pho.

Ở giai đoạn nuôi con

Heo nái ở giai đoạn nuôi con cần được cung cấp đủ chất để duy trì thể trạng tốt và tiết đủ sữa nuôi con. Một phần khác, giai đoạn nuôi con, heo mẹ có sự hao mòn lớn nên phải đảm bảo được dinh dưỡng để heo nái có đủ sức mang thai trong những lứa tới. (Xem bảng bên dưới)

Lứa đẻ Hao mòn heo mẹ %
<8 8 – 15 >15
1 8,9 ngày 10,7 ngày 13,2 ngày
2 6,5 ngày 7 ngày 11,9 ngày
3 5,6 ngày 6,7 ngày 6,4 ngày
4 6,1 ngày 6,6 ngày 6,5 ngày

Bảng hao mòn heo mẹ ảnh hưởng tới thời gian lên giống.

Ở giai đoạn này, heo nái cũng cần thức ăn giàu chất dinh dưỡng hơn ở hai giai đoạn trước đó là giai đoạn hậu bị và mang thai. Vì vậy cần tăng cả số lượng và chất lượng thức ăn cho heo nái.

Khẩu phần ăn cho heo nái

Theo từng giai đoạn, heo nái cần được cho ăn theo những khẩu phần nhất định, cụ thể:

Giai đoạn chửa kỳ I: cho ăn từ 1,8 – 2 kg/con/ngày

Giai đoạn chửa kỳ II

  • Từ ngày 85 – 110: cho ăn từ 2.5 – 3kg/con/ngày
  • Từ ngày 111 -113: Cho ăn từ 2 – 2.5kg/con/ngày
  • Ngày 114: cho ăn 2kg/con/ngày
  • Ngày 115: cho ăn 1.5kg/con/ngày

Giai đoạn sau sinh

  • Ngày sinh: cho ăn 0.5 – 1kg/con/ngày
  • Ngày sau sinh thứ 2: Cho ăn 1.5 – 2kg/con/ngày
  • Ngày sau sinh thứ 3 – 10: Cho ăn tăng lượng thức ăn tùy theo mức hấp thu của heo nái nhưng không được vượt quá 6kg/con/ngày.

Cụ thể xem bảng sau:

Thời gian Khẩu phần (kg/con/ngày)
Chuồng hở Chuồng kín
Quản lý trung bình Quản lý tốt
Trước khi đẻ 4 ngày 2,5 2,5 – 3 3 – 3,5
3 ngày 2 2 – 2,5 3
2 ngày 3 2 2 – 2,5
1 ngày ≥ 1% thể trọng ≥ 1% thể trọng ≥ 1% thể trọng
Ngày đẻ 0,5 0,5 – 1 1
Sau ngày đẻ Nuôi con 1 ngày 1,5 1,5 2
Nuôi con 2 ngày 1,5 2,5 3
Nuôi con 3 ngày 2,5 3,5 4
Nuôi con 4 ngày 3,5 4,5 5
Nuôi con 5 ngày 4,5 5,5 6
Nuôi con 6 ngày trở lên Ăn tối đa Ăn tối đa Ăn tối đa
Ngày cai sữa ≥ 1% thể trọng ≥ 1% thể trọng ≥ 1% thể trọng

Lưu ý quan trọng về dinh dưỡng cho heo nái

Dinh dưỡng cho heo nái rất quan trọng, nhưng cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ chất
  • Bảo quản và đảm bảo cho ăn thức ăn không bị mốc, ôi thiu
  • Cho heo nái ăn đúng giờ để kích thích thèm ăn cho heo nái
  • Luôn cung cấp đủ nước sạch 
  • Khi thay đổi loại thức ăn cần điều chỉnh từ từ để tránh bị sốc thức ăn gây ra bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa ở heo nái
  • Lượng thức ăn cần tùy thuộc vào thể trạng của từng heo nái (mập/ốm/bình thường). Nếu mập phải cho lượng ít/vừa đủ hoặc tăng lượng thức ăn thô xanh, nếu ốm phải tăng lượng thức ăn.
  • Đảm bảo chế độ vận động cho heo nhưng trong điều kiện yên tĩnh, không xáo trộn đàn
  • Đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thoáng mát, duy trì tốt nhất ở 22 -26 độ C (tham khảo bảng chi tiết bên dưới). Nếu nhiệt độ quá cao, khiến heo uống nước nhiều và ăn giảm lượng. Nếu nhiệt độ quá thấp, heo sẽ ăn nhiều hơn để có năng lượng giữ ấm, tốn nhiều thức ăn hơn. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột heo dễ bị đột quỵ
  Nhiệt độ thông gió tại thời điểm bắt đầu Vùng thoải mái Mức thông gió tối thiểu Mức thông gió tối đa
Nhiệt  độ thấp nhất Nhiệt độ cao nhất
  0C 0C 0C m3/h

 

m3/h
Nái  
Phối 22 20 26 20(14) 150(120)
Mang thai 20 18 26 25(18) 150(120)
Cho con bú 20 18 25 50(35) 250(200)

Bảng trình bày mức độ thoải mái dành cho heo nái trong chuồng nuôi sàn bê tông. 

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc heo nái, cần năng xoa bóp đầu vú cho heo nái để mạch máu dễ lưu thông, phát triển tuyến sữa. Điều này cũng giúp cho heo nái quen người, thuận tiện cho việc đỡ heo đẻ.

Lưu ý: Tắm ghẻ cho heo 10-14 ngày trước khi đẻ và không tắm chải trong 5 ngày trước khi đẻ. Việc này giúp phòng heo mẹ bị ghẻ lây sang con.

Tóm lại, để heo nái phát triển tốt cũng như sinh được một lứa con khỏe mạnh và số lượng nhiều, người nuôi cần đảm bảo đủ chất, đủ lượng theo từng giai đoạn của heo nái. 

Phú An Khánh hy vọng có thể mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho quý vị thông qua bài viết Dinh Dưỡng Dành Cho Heo Nái trong giai đoạn hậu bị, mang thai và nuôi con.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.