Làm thế nào để giảm chi phí thức ăn cho cá khi phần lớn chi phí thức ăn chiếm đến 70% tổng chi phí trong nuôi trồng thủy sản. Vì lẽ đó, việc tìm cách giảm chi phí mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng và sức khỏe của cá là rất quan trọng. Trong đó, quản lý thức ăn hiệu quả là yếu tố cốt lõi trong nuôi trồng thủy sản bền vững. 

Cho ăn quá nhiều gây lãng phí, ảnh hưởng đến chất lượng nước, trong khi cho ăn quá ít có thể làm cá chậm lớn và tăng tỷ lệ tử vong. Do đó, hiểu cách tối ưu hóa chi phí thức ăn sẽ giúp tăng lợi nhuận và duy trì sự bền vững của trang trại. Xin mời Quý vị xem qua bài viết này, Phú An Khánh sẽ giới thiệu 17 phương pháp giúp người nuôi cá tiết kiệm chi phí thức ăn mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất.

giảm chi phí thức ăn cho cá
17 phương pháp giúp giảm chi phí thức ăn cho cá

1. Giảm chi phí thức ăn cho cá bằng cách chọn thức ăn phù hợp

Không phải tất cả các loại thức ăn cho cá đều giống nhau, do vậy việc chọn đúng loại thức ăn bao gồm loại dinh dưỡng, dạng và kích thước sẽ giúp cá phát triển tốt nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.

  • Dinh dưỡng phù hợp: Chẳng hạn như cá da trơn (hay một số loài cá ăn thịt khác) cần thức ăn giàu protein, trong khi cá rô phi (hay một số loại cá ăn tạp khác) có thể ăn thức ăn thực vật có giá rẻ hơn.
  • Dạng thức ăn: Thức ăn viên nổi giúp dễ theo dõi lượng ăn, giảm lãng phí, dễ thu gom sau khi cá ăn còn thừa. Còn thức ăn chìm có thể tiết kiệm hơn trong một số trường hợp và phù hợp với đàn mới hoặc một số loài cá còn nhát, thích trú ẩn bên dưới, nhưng lại khó kiểm soát lượng ăn, khó thu gom, gây lãng phí và ô nhiễm nước. Do đó, người nuôi có thể kết hợp cả 2 loại để đảm bảo tối ưu. 
  • Kích thước thức ăn: Kích thước viên phù hợp với cá giúp cá ăn được tốt, thay vì kích thước quá to làm cá không ăn được dẫn đến lãng phí, còn nếu quá nhỏ khiến cá mất nhiều năng lượng để tìm kiếm và đớp thức ăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất đàn.
giảm chi phí thức ăn cho cá
Các dạng thức ăn cũng có thể giảm chi phí thức ăn cho cá

2. Áp dụng phương pháp cho ăn hiệu quả

Phương pháp cho ăn cũng góp phần tác động đến việc giảm chi phí thức ăn cho cá thông qua việc quan sát hành vi ăn của cá, tránh cho ăn quá nhiều và đồng thời áp dụng bảng biểu theo dõi cho ăn.

  • Đối với việc quan sát hành vi ăn uống: Người nuôi cần cho cá ăn theo nhu cầu thực tế thay vì cố định một lượng thức ăn để tránh việc cá ăn không hết gây lãng phí. Có thể cho cá ăn một lượng nhỏ ban đầu và quan sát nếu cá ăn nhanh và còn dấu hiệu đói thì cho thêm một lượng nhỏ. Tiếp tục quan sát đến khi thấy cá bắt đầu ăn chậm lại hoặc bỏ thức ăn thì dùng lại. Việc quan sát như trên cũng nên được ghi chú lại lượng ăn để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho cá trong những lần cho ăn sau.
  • Đối với việc tránh cho ăn quá nhiều: Mục tiêu lớn nhất là tránh lãng phí thức ăn, sau đó là đảm bảo chất lượng nước. Vì khi cá ăn không hết, người nuôi chưa kịp gom vớt thức ăn thừa có thể gây ô nhiễm nguồn nước, và ảnh hưởng đến năng suất nuôi.
  • Đối với việc sử dụng bảng biểu cho ăn: Người nuôi có thể kiểm soát được lượng cho ăn, dinh dưỡng cần thiết cho cá ở từng giai đoạn để đảm bảo tăng trưởng tốt nhất và tối ưu chi phí chăn nuôi 
giảm chi phí thức ăn cho cá
Phương pháp cho ăn có thể giảm chi phí thức ăn cho cá

3. Kết hợp thức ăn bổ sung

Sử dụng giải pháp kết hợp thức ăn bổ sung sẽ giúp giảm chi phí thức ăn cho cá đáng kể, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào thức ăn thương mại bằng các nguồn thức ăn bổ sung. Người nuôi cá có thể sử dụng các loại nguyên liệu như:

  • Chất thải hữu cơ: Thức ăn thừa, phế phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, cần kiểm soát để tránh ô nhiễm nước.
  • Thức ăn tự nhiên: Khuyến khích sự phát triển của sinh vật phù du, tảo và thực vật thủy sinh như bèo hoa dâu để làm nguồn thức ăn tự nhiên.
  • Một số loại phụ gia đạm giúp bổ sung protein tốt hơn như FML, Ajitein, Vedafeed. Trong đó, loại đạm Vedafeed được nhiều công ty thức ăn chăn nuôi và sản xuất cám cá tin chọn và nhờ đó đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.
đạm đơn bào
3 loại đạm có thể dùng trong chăn nuôi, thủy sản để giảm chi phí thức ăn

4. Đầu tư vào kho bảo quản thức ăn chất lượng

Đầu tư kho bảo quản nguyên liệu và thức ăn cho cá sẽ giúp giảm chi phí thức ăn cho cá đáng kể vì giúp cho:

  • Thức ăn hạn chế hư hỏng
  • Chất lượng được đảm bảo vì ngăn ngừa được các vấn đề độc tố nấm mốc

Bên cạnh đó, cần áp dụng nguyên tắc “cũ trước mới sau”. Nghĩa là xoay vòng thức ăn để đảm bảo sử dụng thức ăn cũ trước.

 giảm chi phí thức ăn cho cá
Đầu tư vào khâu bảo quản có thể giảm chi phí thức ăn cho cá đáng kể

5. Tự phối trộn thức ăn

Chắc chắn trong những giải pháp giảm chi phí thức ăn cho cá tại trang trại, đặc biệt là những trại có quy mô chăn nuôi lớn phải kể đến giải pháp tự phối trộn. Tự phối trộn thức ăn sẽ giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, nguyên liệu có giá thành rẻ hơn… 

Tuy nhiên người nuôi cũng cần trang bị thêm kiến thức về dinh dưỡng trước khi tự phối trộn thức ăn để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho cá.

6. Giảm chi phí thức ăn cho cá bằng việc ứng dụng máy móc và công nghệ 

Thời đại công nghệ mới là cơ hội để tiết kiệm phần lớn chi phí chăn nuôi, trong đó, giảm chi phí thức ăn cũng được tận dụng triệt để. Bằng cách:

  • Sử dụng máy móc trong việc cho ăn tự động, phối trộn thức ăn, bảo quản nguyên liệu… giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng công suất cũng như đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu tốt hơn
  • Các ứng dụng, thiết bị giám sát tích hợp công nghệ mới hoặc AI. Việc này giúp người nuôi theo dõi tăng trưởng và thói quen ăn uống của cá từ đó dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý
giảm chi phí thức ăn cho cá
Ứng dụng công nghệ, máy móc giúp giảm chi phí thức ăn cho cá tối ưu

7. Quản lý ao nuôi hợp lý

Giảm chi phí thức ăn cho cá bằng cách quản lý ao nuôi sẽ đảm bảo được điều kiện nuôi tốt giúp cá phát triển nhanh hơn và giảm tỷ lệ thức ăn trên trọng lượng tăng trưởng (FCR). Cụ thể hơn, người nuôi có thể:

  • Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên: Nếu ao nuôi có hệ sinh thái tốt, nhiều phiêu sinh vật, rong tảo phát triển vừa phải thì cá có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt lượng thức ăn công nghiệp cần cung cấp.
  • Giảm lãng phí thức ăn: Ao nuôi được quản lý tốt sẽ hạn chế bùn lắng, ô nhiễm nước, giúp cá ăn hiệu quả hơn, tránh tình trạng thức ăn bị thất thoát do nước dơ hoặc dòng chảy cuốn đi.
  • Cải thiện sức khỏe cá: Nước ao sạch, oxy dồi dào giúp cá khỏe mạnh, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn, từ đó giảm lượng thức ăn cần thiết.
  • Giảm rủi ro dịch bệnh: Ao nuôi được kiểm soát môi trường tốt sẽ giảm nguy cơ cá bị bệnh. Nếu cá bệnh, chúng sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn, dẫn đến lãng phí thức ăn và phải tốn thêm chi phí thuốc men.

Một số biện pháp nên tham khảo trong việc quản lý ao nuôi có thể kể đến như:

  • Thay nước định kỳ (tùy giai đoạn mà cần thay lượng nước khác nhau), sục khí và tạo dòng chảy nhẹ để tăng oxy hòa tan, kiểm soát tảo và rong rêu.
  • Kiểm soát mật độ nuôi tránh quá nhiều gây cạnh tranh làm cá chậm lớn, dễ mắc bệnh
  • Có thể sử dụng chế phẩm sinh học giúp phân hủy chất thải, giảm ô nhiễm nước, hạn chế mầm bệnh

8. Mua thức ăn với số lượng lớn

Mua thức ăn với số lượng lớn có thể giúp giảm chi phí thức ăn cho cá vì:

  • Mua sỉ lượng lớn giá rẻ hơn mua lẻ: Do được hưởng chiết khấu hoặc giá bán buôn. 
  • Ổn định nguồn cung, tránh biến động giá: Giá thức ăn thủy sản thường biến động theo mùa hoặc do ảnh hưởng từ giá nguyên liệu đầu vào. Mua số lượng lớn giúp bạn dự trữ được thức ăn với giá ổn định, tránh bị ảnh hưởng bởi các đợt tăng giá.
  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Mua thức ăn nhiều lần với số lượng nhỏ sẽ tốn nhiều chi phí vận chuyển hơn. Nếu đặt một lần với số lượng lớn có thể giảm số chuyến vận chuyển, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí này.
  • Giảm rủi ro gián đoạn nguồn thức ăn: Nếu không có sẵn thức ăn, bạn có thể phải mua gấp với giá cao hoặc dùng thức ăn thay thế không phù hợp, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá. Dự trữ thức ăn giúp đảm bảo nguồn cung ổn định.
  • Tận dụng cơ hội mua theo mùa: Một số thời điểm trong năm, một số nguyên liệu sẽ dồi dào nguồn cung nên giá thành thường rẻ hơn. Nếu mua số lượng lớn vào các thời điểm này sẽ giúp tối ưu được chi phí đầu vào.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý về khâu lưu trữ và bảo quản cũng như cân nhắc số lượng trước khi mua để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và gây lãng phí.

9. Đào tạo nhân viên trang trại

Đào tạo nhân viên giúp giảm lãng phí thức ăn nuôi cá, tối ưu kỹ thuật cho ăn, cải thiện sức khỏe cá và quản lý kho thức ăn tốt hơn. Nhờ đó, cá tăng trưởng nhanh, hạn chế bệnh tật, giảm hao hụt và tối ưu chi phí nuôi. Cụ thể:

  • Giảm lãng phí thức ăn: Nhân viên được đào tạo sẽ cho ăn đúng lượng, đúng thời điểm, tránh dư thừa.
  • Áp dụng kỹ thuật cho ăn hiệu quả: Sử dụng máy cho ăn hoặc phương pháp cho ăn theo khẩu phần giúp kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn.
  • Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên: Biết cách quản lý ao nuôi để cá có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường.
  • Phát hiện sớm bệnh tật: Cá bệnh sẽ ăn kém hoặc bỏ ăn, nhân viên có kỹ năng sẽ xử lý kịp thời để tránh lãng phí thức ăn.
  • Quản lý kho thức ăn tốt hơn: Bảo quản đúng cách, tránh ẩm mốc, hư hỏng và thực hiện nguyên tắc “nhập trước – xuất trước”.
  • Tăng hiệu suất tăng trưởng của cá: Chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển giúp cá lớn nhanh hơn với lượng thức ăn tối ưu.

10. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR)

FCR càng thấp, cá càng sử dụng thức ăn hiệu quả vì khi cá tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn hiệu quả, ít chất dinh dưỡng bị lãng phí. Được biết FCR được tính bằng hiệu số giữa lượng thức ăn tiêu thụ (kg) trên tăng trọng của cá (kg). Do đó, khi theo dõi tỷ lệ FCR tốt, có thể cá ăn ít, nhưng đủ chất thì vẫn giúp cá phát triển tốt.

Để theo dõi tỷ lệ FCR tốt giúp giảm chi phí thức ăn nuôi cá, người nuôi có thể:

  • Kiểm soát hiệu quả sử dụng thức ăn: Theo dõi FCR giúp đánh giá lượng thức ăn cần thiết để cá tăng trọng, tránh cho ăn quá nhiều gây lãng phí.
  • Điều chỉnh chế độ cho ăn hợp lý: Nếu FCR cao bất thường, có thể do cho ăn không đúng cách, cần điều chỉnh khẩu phần để tối ưu chi phí.
  • Lựa chọn thức ăn phù hợp: Thức ăn chất lượng tốt, dễ tiêu hóa giúp cá hấp thụ tốt hơn, giảm lượng thức ăn cần thiết và cải thiện FCR.
  • Phát hiện sớm vấn đề sức khỏe cá: Khi FCR tăng đột ngột, có thể cá bị bệnh hoặc ao nuôi có vấn đề, cần xử lý kịp thời để tránh hao hụt thức ăn.
  • Tối ưu hiệu suất nuôi: Theo dõi FCR thường xuyên giúp điều chỉnh chiến lược nuôi, đảm bảo cá tăng trưởng tốt với chi phí thức ăn thấp nhất.
  • Cung cấp dinh dưỡng cân bằng.
  • Giảm căng thẳng cho cá bằng cách duy trì môi trường sống tốt.
  • Theo dõi sức khỏe cá thường xuyên.

11. Sử dụng Probiotics và phụ gia

Để giảm chi phí thức ăn nuôi cá, người nuôi có thể cân nhắc việc sử dụng probiotics và các phụ gia, vì những loại này sẽ giúp cá:

  • Tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng: Phụ gia men vi sinh, enzyme giúp cá tiêu hóa tốt hơn, giảm thất thoát dinh dưỡng, từ đó giảm lượng thức ăn cần thiết.
  • Cải thiện tốc độ tăng trưởng: Một số phụ gia kích thích tăng trưởng giúp cá lớn nhanh hơn với lượng thức ăn ít hơn, cải thiện FCR.
  • Tăng cường sức đề kháng: Phụ gia chứa vitamin, khoáng chất giúp cá khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật, hạn chế hao hụt thức ăn do cá bỏ ăn khi bị bệnh.

Một số loại phụ gia có khả năng giúp cá tiêu hóa tốt hơn và tăng đề kháng mà người nuôi có thể tham khảo như FML, Ajitein, Vedafeed. Trong đó, loại đạm Vedafeed được nhiều công ty thức ăn chăn nuôi và sản xuất cám cá tin chọn và nhờ đó đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.

đạm đơn bào
3 loại phụ gia đạm phổ biến hiện nay có thể sử dụng để giảm chi phí thức ăn cho cá

12. Khám phá các nguồn protein thay thế

Bột cá hay bột xương thịt trước đây là nguồn protein tuyệt vời để bổ sung đạm cho cá. Tuy nhiên, sản phẩm này đang dần trở nên đắt đỏ, bắt buộc các công ty thức ăn chăn nuôi hay các trang trại phải tìm một loại đạm thay thế mới để giảm chi phí thức ăn cho cá.

Một số loại đạm có thể thay thế khi giá đạm ngày càng cao có thể kể đến như:

  • Protein từ côn trùng (ấu trùng ruồi lính đen).
  • Protein thực vật (đậu nành, tảo xoắn).
  • Protein vi sinh vật lên men (đạm lỏng FML 25%, đạm bột Ajitein 52%, đạm viên Vedafeed 60%)

>>> Xem thêm Nguyên liệu đạm nào có thể thay thế bột cá trong thức ăn chăn nuôi thủy sản?

13. Hợp tác với các viện nghiên cứu

Làm việc với các tổ chức nghiên cứu giúp tiếp cận các công nghệ thức ăn tiên tiến, công thức phối trộn mới và cơ hội mua nguyên liệu giá tốt hơn để giảm chi phí thức ăn cho cá. Cụ thể:

  • Tiếp cận công nghệ mới: Viện nghiên cứu phát triển thức ăn có độ tiêu hóa cao, giúp cá hấp thụ tốt hơn, giảm lượng thức ăn cần dùng.
  • Công thức phối trộn tối ưu: Nghiên cứu nguyên liệu thay thế rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, giúp giảm giá thành thức ăn.
  • Mua nguyên liệu giá tốt: Viện nghiên cứu có mối quan hệ với nhà cung cấp, giúp trang trại mua nguyên liệu chất lượng cao với giá hợp lý.
  • Cải thiện FCR: Hỗ trợ điều chỉnh kỹ thuật cho ăn, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, giúp cá lớn nhanh hơn với lượng thức ăn ít hơn.
  • Hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp kiến thức, tài trợ thử nghiệm mô hình mới, giúp tối ưu chi phí và giảm rủi ro.

14. Giảm chi phí thức ăn cho cá thông qua việc thường xuyên đánh giá chi phí thức ăn

  • Theo dõi chi phí theo thời gian: Kiểm tra thường xuyên giúp phát hiện xu hướng tăng giá, lãng phí hoặc hiệu suất sử dụng chưa tối ưu.
  • Điều chỉnh phương pháp cho ăn: Dựa vào tình hình tài chính, có thể thay đổi khẩu phần, loại thức ăn hoặc phương pháp cho ăn để tiết kiệm hơn.
  • Cập nhật công nghệ mới: Áp dụng kỹ thuật tiên tiến giúp cải thiện FCR, tối ưu dinh dưỡng và giảm lượng thức ăn cần sử dụng.

15. Tận dụng phế phẩm nông nghiệp và thủy sản để giảm chi phí thức ăn cho cá

Việc sử dụng các phế phẩm từ nông nghiệp và thủy sản không chỉ giúp giảm chi phí thức ăn cho cá mà còn góp phần bảo vệ môi trường bằng cách tái sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Một số loại phế phẩm có thể tận dụng bao gồm:

  • Phế phẩm từ nông nghiệp: Cám gạo, bã đậu nành, bắp xay, bã mía, khoai mì, rau củ hư hỏng… Đây là những nguồn thức ăn giàu tinh bột và chất xơ, có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của cá ăn tạp hoặc cá ăn thực vật như cá rô phi, cá chép.
  • Phế phẩm từ thủy sản: Phần đầu, xương, ruột cá, vỏ tôm, xác nhuyễn thể… chứa nhiều đạm và khoáng chất, có thể làm thức ăn cho các loài cá ăn thịt như cá lóc, cá trê, cá bớp.
  • Cách chế biến: Phế phẩm có thể được lên men sinh học, phơi khô hoặc phối trộn với thức ăn công nghiệp để giúp cá dễ tiêu hóa và tăng giá trị dinh dưỡng.

Lưu ý:

  • Chọn phế phẩm sạch, không bị ôi thiu, nấm mốc để tránh gây bệnh cho cá.
  • Kiểm soát liều lượng để tránh ô nhiễm nước ao nuôi.
  • Kết hợp với thức ăn thương mại để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cá phát triển.

16. Áp dụng phương pháp nuôi ghép

Nuôi ghép là phương pháp kết hợp nhiều loài cá có tập tính ăn khác nhau trong cùng một môi trường, giúp tận dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên và giảm chi phí thức ăn cho cá bằng thức ăn công nghiệp.

giảm chi phí thức ăn cho cá
Nuôi ghép giúp giảm chi phí thức ăn cho cá nhờ tận dụng được ưu điểm của từng loại

Ví dụ mô hình nuôi ghép:

Cá trắm cỏ + cá mè + cá chép + cá rô phi

  • Cá trắm cỏ ăn thực vật (cỏ, rau xanh).
  • Cá mè ăn sinh vật phù du trong nước.
  • Cá chép ăn mùn bã hữu cơ, động vật đáy.
  • Cá rô phi ăn tảo, vụn thức ăn thừa.

Cá lóc + cá rô phi + cá trê

  • Cá lóc ăn cá con, tôm tép nhỏ.
  • Cá rô phi ăn tảo và vụn thức ăn.
  • Cá trê ăn thức ăn thừa và động vật đáy.

Lưu ý:

  • Cần tính toán mật độ thả phù hợp để tránh cạnh tranh quá mức.
  • Chọn các loài có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau để tránh tranh giành thức ăn.

>>> Xem thêm tỷ lệ mật độ nuôi được Ban KHKT của Tạp Chí Thủy Sản khuyến cáo tại đây.

17. Lựa chọn giống cá có hệ số FCR thấp

FCR được tính bằng hiệu số giữa lượng thức ăn tiêu thụ (kg) trên tăng trọng của cá (kg). FCR là chỉ số đo lường lượng thức ăn cần thiết để cá tăng trọng. FCR càng thấp thì cá sử dụng thức ăn càng hiệu quả, giúp giảm chi phí thức ăn.

Ví dụ: Nếu cho cá ăn 2 kg thức ăn mà cá tăng 1 kg trọng lượng, thì FCR = 2. Nếu chỉ cần 1,5 kg thức ăn để cá tăng 1 kg thì FCR = 1,5 (tốt hơn).

Chọn giống cá có FCR thấp giúp:

  • Giảm lượng thức ăn tiêu tốn nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của cá.
  • Tăng hiệu suất nuôi, giảm chi phí đầu tư vào thức ăn.
  • Hạn chế ô nhiễm ao nuôi do lượng thức ăn dư thừa ít hơn.

Một số loài cá có FCR thấp:

  • Cá rô phi (FCR ~ 1,2 – 1,5): Ăn tạp, có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn.
  • Cá tra, cá basa (FCR ~ 1,5 – 1,7): Sinh trưởng nhanh, tận dụng tốt nguồn thức ăn.
  • Cá chép (FCR ~ 1,3 – 1,6): Dễ nuôi, ăn đa dạng.
  • Cá lóc (FCR ~ 1,1 – 1,3 nếu nuôi bằng thức ăn công nghiệp): Hiệu suất sử dụng thức ăn cao.

Lưu ý khi chọn giống:

  • Nên chọn giống cá khỏe mạnh, có tốc độ sinh trưởng nhanh.
  • Chọn giống có khả năng tiêu hóa tốt, ít bệnh tật để tối ưu FCR.
  • Kết hợp với chế độ cho ăn khoa học để duy trì hệ số FCR thấp.

Kết luận

Giảm chi phí thức ăn cho cá đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp từ quản lý thức ăn, bảo quản, công nghệ cho đến cải thiện môi trường nuôi. Thực hiện tốt 17 phương pháp trên sẽ giúp người nuôi cá tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của trang trại.

Quan trọng nhất, tiết kiệm chi phí không đồng nghĩa với việc hy sinh một phần chất lượng. Một chiến lược cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và sức khỏe cá sẽ mang lại thành công lâu dài.

Bài viết được biên tập bởi Phú An Khánh, có tham khảo nội dung từ “faakoaquaponics.com”

1 thoughts on “17 Giải Pháp Giúp Giảm Chi Phí Thức Ăn Cho Cá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.