Để bất kỳ một chương trình dinh dưỡng nào thành công thì không chỉ cần dựa vào chất lượng của công thức và quá trình sản xuất mà còn phụ thuộc vào cách thức áp dụng vào trang trại. Những lỗi cho ăn thường gặp tại trang trại có thể làm giảm hiệu quả của các sản phẩm được thiết kế tốt nhất dẫn đến hiệu suất không nhất quán, gây lãng phí tài nguyên, giảm lợi nhuận. Do đó, việc giải quyết những sai sót này là điều cần thiết để đảm bảo vật nuôi nhận được đủ các dinh dưỡng thiết yếu để phát triển.

Sai sót thứ 1 – Phối trộn thức ăn không đúng cách

Một trong những lỗi thường gặp nhất là trộn thức ăn không đúng cách.

  • Nếu trộn thức ăn không đều, các chất dinh dưỡng sẽ không phân bố đồng đều. Điều này khiến một số con ăn quá nhiều chất, số còn lại thì ăn không đủ. 

Nguyên nhân đến từ việc:

  • Không canh đủ thời gian trộn
  • Máy móc trộn gặp vấn đề
  • Trộn sai tỷ lệ

Chẳng hạn nếu trộn thức ăn cùng với một số loại phụ gia đạm như Ajitein dạng bột, nếu không đánh tơi sản phẩm trước khi trộn có thể gặp vấn đề trộn không đều dẫn đến việc một số con ăn quá nhiều đạm, một số khác thì ăn không đủ đạm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi và thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.

Sai sót thứ 2 – Cho ăn không đúng lượng

Một lỗi phổ biến khác là cho vật nuôi ăn không đúng lượng.

  • Nếu cho vật nuôi ăn quá nhiều sẽ gây lãng phí, có thể khiến chúng bị béo phì
  • Còn nếu cho ăn quá ít sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng, khả năng sinh sản và sức khỏe của chúng.

Nguyên nhân đến từ việc:

  • Ước tính sai trọng lượng của vật nuôi
  • Tinh sai khẩu phần ăn
  • Không điều chỉnh khẩu phần theo từng giai đoạn phát triển

Ví dụ như trong giai đoạn bò đang tiết sữa, nếu cho ăn không đủ lượng cần thiết sẽ khiến sản lượng sữa giảm, và có thể khiến bò gặp vấn đề về trao đổi chất.

Sai sót thứ 3 – Cho ăn không đúng giờ

Cho ăn không đúng giờ cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận chăn nuôi. Thông thường, vật nuôi phát triển tốt nhờ vào tính nhất quán trong việc chơ ăn. Nếu thay đổi giờ giấc và tần suất cho ăn liên tục sẽ khiến vật nuôi bị stress và gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với động vật nhai lại như trâu, bò… vì việc cho ăn thất thường có thể làm đảo lộn sự cân bằng vi sinh vật trong dạ cỏ, làm cho quá trình lên men thức ăn kém hiệu quả và là giảm quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

Chính vì thế, duy trì lịch trình cho ăn cố định rất quan trọng để đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh và đạt năng suất tốt.

Sai sót thứ 4 – Chất lượng của cơ sở hạ tầng và thiết bị chăn nuôi

Chất lượng cơ sở hạ tầng và thiết bị chăn nuôi cũng ảnh hưởng nhiều đến việc cho ăn. 

Nếu máng ăn bị hỏng hoặc không được bảo trì tốt có thể khiến cho thức ăn không được phân bổ đồng đều, bị đổ ra ngoài hoặc khiến vật nuôi khó tiếp cận với thức ăn, tranh giành thức ăn với nhau và ăn không đồng đều.

Bên cạnh đó, nếu thức ăn được bảo quản kém như bị bụi bẩn quá nhiều, ẩm mốc, ướt có thể khiến chất lượng và mùi vị thức ăn kém làm cho vật nuôi không muốn ăn hoặc ăn vào sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Tóm lại, để giảm bớt những sai sót này, chuyên gia dinh dưỡng nên đưa ra hướng dẫn cho ăn rõ ràng hơn; đào tạo và hướng dẫn nhà chăn nuôi hoặc nhân viên trang trại; khuyến khích sử dụng quy trình kiểm tra, giám sát thức ăn thường xuyên; đồng thời tận dụng công nghệ hiện đại, duy trì liên lạc thường xuyên với nhà chăn nuôi/nhân viên trang trại để đảm bảo việc thực hành cho ăn đúng cách, nhất quán và chính xác để đảm bảo chương trình dinh dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: Dịch và biên tập bởi Phú An Khánh từ bài viết Common feeding errors in applied animal nutrition được đăng tải trên Feedstratergy.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.