Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 như sau:

Nông Lâm Thủy Sản
Tình Hình Xuất, Nhập Khẩu Nông Lâm Thủy Sản 2 Tháng Đầu Năm 2024

1. Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2 năm 2024 ước đạt 4,48 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 9,84 tỷ USD, tăng 50,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 5,18 tỷ USD, tăng 55,7%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 78 triệu USD, tăng 15,1%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,37 tỷ USD, tăng 28,9%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 59,7%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 309 triệu USD, tăng 13,6%; giá trị xuất khẩu muối đạt 0,8 triệu USD, tăng 41,5%.    

Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 2 tháng đầu năm 2024

Nhóm sản phẩm Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nông sản 5,18 + 55,7
Sản phẩm chăn nuôi 0,078 + 15,1
Thủy sản 1,37 + 28,9
Lâm sản 2,9 + 59,7
Đầu tư vào sản xuất chính 0,309 + 13,6

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT

Ước tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Mỹ đạt 2,31 tỷ USD, tăng 74,2%; châu Phi đạt 129 triệu USD, tăng 60,4%; châu Âu đạt 1,28 tỷ USD, tăng 52,6%; châu Á đạt 4,55 tỷ USD, tăng 43%; và châu Đại Dương đạt 135 triệu USD, tăng 48,8%. Thị phần xuất khẩu NLTS Việt Nam sang các khu vực trong 2 tháng đầu năm 2024 như sau: Châu Á chiếm 46,2%; Châu Mỹ chiếm 23,5%; Châu Âu chiếm 13%; Châu Đại Dương chiếm 1,4%; và Châu Phi chiếm 1,3%.

Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục 2 tháng đầu năm 2024

Châu lục Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Châu Á 4,55 + 43
Châu Mỹ 2,31 + 74,2
Châu Âu 1,28 + 52,6
Châu Đại Dương 0,135 + 48,8
Châu Phi 0,129 + 60,4

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT

Trong 2 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 21,5%, tăng 77,3%; Trung Quốc chiếm 21%, tăng 47,9%; và Nhật Bản chiếm 7,2%, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất

Thị trường Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Thị phần (%)
Hoa Kỳ 2,111 21,5
Trung Quốc 2,065 21,0
Nhật Bản 0,704 7,2
Philippin 0,440 4,5
Hàn Quốc 0,378 3,8
Khác 4,142 42,1

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT

Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:

– Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 2 năm 2024 ước đạt 200 nghìn tấn với giá trị đạt 655 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu năm2024 đạt 438 nghìn tấn và 1,38 tỷ USD, tăng 27,9% về khối lượng và tăng 85% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.  

– Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 2 năm 2024 ước đạt 110 nghìn tấn với giá trị đạt 161 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2024 đạt 320 nghìn tấn và 458 triệu USD, tăng 20,4% về khối lượng và tăng 24,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.  

– Chè: Khối lượng và giá trị xuất khẩu chè tháng 2 năm 2024 ước đạt 8 nghìn tấn và 14 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 2 tháng đầu năm 2024 đạt 20 nghìn tấn và 35 triệu USD, tăng 50,9% về khối lượng và tăng 53,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.    

– Gạo: Khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo tháng 2 năm 2024 ước đạt 500 nghìn tấn và 346 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2024 đạt 1,01 triệu tấn và 708 triệu USD, tăng 13,3% về khối lượng và tăng 49,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.  

– Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 2 năm 2024 ước đạt 480 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2024 đạt 970 triệu USD, tăng 72,8% so với cùng kỳ năm 2023.  

– Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 2 năm 2024 ước đạt 45 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu đạt 244 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 2 tháng đầu năm 2024 đạt 110 nghìn tấn và 595 triệu USD, tăng 78,8% về khối lượng và tăng 68,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.   

– Hạt tiêu: Khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu tháng 2 năm 2024 ước đạt 18 nghìn tấn và 73 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 35 nghìn tấn và 143 triệu USD, giảm 12,3% về khối lượng nhưng tăng 12,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.   

– Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 2 năm 2024 ước đạt 320 nghìn tấn và 134 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 2 tháng đầu năm 2024 đạt 743 nghìn tấn và 330 triệu USD, tăng 5,7% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.   

– Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 2 năm 2024 ước đạt 34 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2024 đạt 78 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 22 triệu USD, tăng 14,4%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 25 triệu USD, tăng 15,6%.   

– Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 2 năm 2024 ước đạt 620 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 1,37 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2023.

– Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 2 năm 2024 ước đạt 1,25 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ 2 tháng đầu năm 2024 đạt 2,72 tỷ USD, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm 2023.     

Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn 2 tháng đầu năm 2024

Mặt hàng Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Gỗ và sản phẩm gỗ 2,72 + 61,6
Cà phê 1,38 + 85
Rau quả 0,97 + 72,8
Gạo 0,71 + 49,8
Hạt điều 0,6 + 68,2
Cao su 0,46 + 24,5
Tôm 0,4 + 20,5
Cá tra 0,22 – 0,7

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT

2. Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 2 năm 2024 ước đạt 3,62 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 7,16 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 4,56 tỷ USD, tăng 31,4%; giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 561 triệu USD, tăng 24,4%; giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 456 triệu USD, tăng 9,3%; giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 361 triệu USD, tăng 25,4%; giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,21 tỷ USD, tăng 23,5%; giá trị nhập khẩu muối đạt 6,8 triệu USD, giảm 4,4%.    

Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 2 tháng đầu năm 2024

Nhóm sản phẩm Giá trị nhập khẩu (tỷ USD) Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nông sản 4,56 + 31,4
Sản phẩm chăn nuôi 0,561 + 24,4
Thủy sản 0,456 + 9,3
Lâm sản 0,361 + 25,4
Đầu vào sản xuất chính 1,21 + 23,5

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT

Trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 28%); châu Mỹ (thị phần 24,3%); châu Đại Dương (chiếm 7,5%); châu Âu (chiếm 4,5%) và châu Phi (chiếm 2%). Giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam từ khu vực châu Á đạt 2 tỷ USD, tăng 26,9%; châu Mỹ đạt 1,74 tỷ USD, tăng 20,3%; châu Đại Dương đạt 534 triệu USD, tăng 34,3%%; châu Âu đạt 324 triệu USD, tăng 43%; châu Phi đạt 146 triệu USD, giảm 20,6%.    

Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục 2 tháng đầu năm 2024

Châu lục Giá trị nhập khẩu (tỷ USD) Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Châu Á 2 + 29,6
Châu Mỹ 1,74 + 20,3
Châu Đại Dương 0,534 + 34,4
Châu Âu 0,324 + 43
Châu Phi 0,146 – 20,6

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT

Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm 10,2% (tăng 91,3% so với cùng kỳ năm 2023); Braxin chiếm 11,6% (tăng 49%) và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 8,5% (tăng 42,7%).

Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất

2 tháng đầu năm 2024

Thị trường Giá trị nhập khẩu (tỷ USD) Thị phần (%)
Braxin 0,828 11,6
Trung Quốc 0,733 10,2
Hoa Kỳ 0,610 8,5
Ôxtrâylia 0,472 6,6
Áchentina 0,233 3,3
Khác 4,281 59,8

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT

Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:

– Đậu tương: Khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương tháng 2 năm 2024 ước đạt 300 nghìn tấn và 167 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2024 đạt 512 nghìn tấn và 289 triệu USD, tăng 69,7% về khối lượng và tăng 35,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.    

– Lúa mì: Khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì tháng 2 năm 2024 ước đạt 1,2 triệu tấn và 323 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 2 tháng đầu năm 2024 đạt 1,74 triệu tấn và 479 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần về khối lượng và gấp 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.    

– Ngô: Khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô tháng 2 năm 2024 đạt 2 triệu tấn và 512 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2024 đạt 2,98 triệu tấn và 762 triệu USD, gấp 2,1 lần về khối lượng và tăng 59,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.   

– Hạt điều: Khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều tháng 2 năm 2024 ước đạt 110 nghìn tấn và 142 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 203 nghìn tấn và 247 triệu USD, giảm 26% về khối lượng và giảm 31,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

– Cao su: Khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su tháng 2 năm 2024 ước đạt 175 nghìn tấn và 212 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2024 đạt 368 nghìn tấn và 464 triệu USD, tăng 47,3% về khối lượng và tăng 43,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.   

– Rau quả: Giá trị nhập khẩu mặt rau quả tháng 2 năm 2024 ước đạt 180 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2024 đạt 397 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023.   

– Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 2 năm 2024 ước đạt 284 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2024 đạt 561 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 167 triệu USD, giảm 14,2%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 278 triệu USD, tăng 62,8%.

Thủy sản: Giá trị nhập khẩu thủy sản tháng 2 năm 2024 ước đạt 210 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 456 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2023.   

– Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 2 năm 2024 ước đạt 135 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2024 đạt 355 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2023.

– Phân bón các loại: Khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại tháng 2 năm 2024 ước đạt 200 nghìn tấn và 55 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 615 nghìn tấn và 193 triệu USD, tăng 91,3% về khối lượng và tăng 55,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

– Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 2 năm 2024 ước đạt 480 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 905 triệu USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2023.   

Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu tháng 2 năm 2024 ước đạt 45 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 109 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2023.   

Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn 2 tháng đầu năm 2024

Mặt hàng Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,91 + 21,5
Ngô 0,76 + 59,5
Chế phẩm từ trồng trọt 0,55 + 1,8
Bông các loại 0,52 + 45,9
Lúa mì 0,48 + 108,9
Cao su 0,46 + 43,7
Rau quả 0,4 + 45
Gỗ và sản phẩm gỗ 0,36 + 31

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT

3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản

Cán cân thương mại ngành NLTS Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt thặng dư 2,68 tỷ USD, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước. Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại 2 tháng đầu năm 2024 ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 2,54 tỷ USD, tăng 66,1% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản thặng dư 914 triệu USD, tăng 41,6%; và nhóm nông sản thặng dư 613 triệu USD, tăng 511%. Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng còn lại ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 898 triệu USD, tăng 27,4%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 484 triệu USD, tăng 26,1%; và muối thâm hụt 6 triệu USD (giảm 8,1%).

Xét theo mặt hàng cụ thể, 5 mặt hàng có thặng dư thương mại ước tính 2 tháng đầu năm 2024 cao nhất gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 2,36 tỷ USD, tăng 67,5%); cà phê (thặng dư 1,36 tỷ USD, tăng 87,6%); hàng rau quả (thặng dư 574 triệu USD, tăng gấp 2 lần; gạo (thặng dư 490 triệu USD, tăng 48,3%); hạt điều (thặng dư 348 triệu USD, tăng gấp 47 lần).

Năm (5) mặt hàng có thâm hụt thương mại ước tính 2 tháng đầu năm 2024 cao nhất gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 750 triệu USD, tăng 21,2%); ngô (thâm hụt 741 triệu USD, tăng 57,8%); bông các loại (thâm hụt 517 triệu USD, tăng 45,1%); lúa mì (thâm hụt 476 triệu USD, tăng 2,1 lần); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 430 triệu USD, giảm 2,7%).

Theo Trương Thị Quỳnh Vân Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại – VIOIT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.