Theo VOV đưa tin, gia đình nhà bà Huỳnh Thị Tròn ngụ tại phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăn nuôi hồ tôm của mình, khi nhà bà có 6 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi ngày cần 1 tấn thứ ăn.

Trong đó, giá thức ăn chăn nuôi có giá 40,000đ mỗi bao. Vị chi, mỗi tháng gia đình bà tốn khoảng 60 triệu đồng để mua thức ăn cho tôm. Con số này tăng từ 15 – 30 triệu đồng mỗi tháng so với năm ngoái.

Bà cũng cho biết, tình trạng này đã kéo dài khá lâu và khiến không chỉ riêng nhà bà mà còn các hộ chăn nuôi thủy sản khác đang gặp nhiều khó khăn, “Hồi kia chi phí giá thức ăn chỉ có 60 triệu đồng, giờ phải tăng lên tới 80 triệu đồng, khi mình thu bán được 90 triệu hay 100 đồng nhưng đa số ít lắm mà phần nhiều là thu lại từ 50 đến 70 triệu đồng” 

Giá thức ăn chăn nuôi
Tình trạng này đã kéo dài khá lâu và khiến không chỉ riêng nhà bà mà còn các hộ chăn nuôi thủy sản khác đang gặp nhiều khó khăn

Ngoài bà Tròn, doanh nghiệp tư nhân thủy sản Năm Rùm ở thị xã Đông Hòa cũng có 18 hồ nuôi tôm và cần hơn 3,5 tấn thức ăn viên. Tôm càng lớn thì lượng thức ăn càng nhiều, nhưng lại không có thức ăn thay thế, vì thế chi phí nuôi ngày càng tăng mạnh.

Chủ doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Năm Rùm, bà Huỳnh Thị Năm cho hay “Bây giờ người nuôi khổ lắm, không có lợi nhuận. Bây giờ thức ăn, thuốc, giống cái gì cũng tăng giá”.

Trước tình hình giá thức ăn tăng cao như thế này, người nuôi thủy sản của tỉnh Phú Yên có dự định giảm diện tích và mật độ nuôi cũng như thay đổi phương thức chăm sóc, nhằm duy trì nguồn thủy sản thương phẩm và nguyên liệu chế biến.

Và điển hình là gia đình anh Nguyễn Đức Nghĩa ở Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa đang thả nuôi khoảng 2 ngàn con cá các loại, thay vì nuôi một loại thủy sản, anh Nghĩa giảm bớt số lượng cá, nuôi thêm tôm hùm và một số loại cá có giá trị thấp hơn để tiết giảm chi phí thức ăn.

Anh cho biết: “Từ tháng thứ 3 thì người nuôi phải quan sát các hoạt động tôm nuôi, có biện pháp cho ăn, biện pháp phòng bệnh tốt nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nuôi”.

Theo Tổng cục Thủy sản, từ giữa năm 2020, giá nguyên liệu làm thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi tăng liên tục và chưa thấy dấu hiệu giảm. Nguyên nhân là nguyên liệu sản xuất thức ăn như: bột cá, ngũ cốc, đậu tương, phụ gia, khô dầu… chủ yếu phải nhập khẩu, chiếm 70-80%; Chi phí vận chuyển cũng tăng mạnh nên các doanh nghiệp chế biến thức ăn thủy sản không thể giảm giá.

Mặc dù vậy, hiện nay có rất nhiều loại phụ gia trong nước có thể thay thế bột cá, bột xương thịt và các loại đạm nhập khẩu có giá cao khác, mà các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể áp dụng như dịch đạm đơn bào FML, đạm đơn bào Ajitein, cao đạm Vedafeed… Trong đó, FML được ưu tiên lựa chọn hơn cả nhờ giá thành rẻ nhất trong số các loại phụ gia bổ sung đạm cho vật nuôi và thủy sản. 

4 lý do chính khiến cho FML trở thành nguyên liệu tối ưu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bao gồm:

  • Giá thành rẻ nhất
  • Chất lượng vượt trội
  • Nguồn hàng luôn ổn định
  • Được phân phối bởi đơn vị uy tín

Trong tương lai, FML có thể được sử dụng rộng rãi để thay thế các loại bột cá, bột xương thịt, bột huyết… để giảm chi phí nuôi trồng, chăn nuôi gia súc, thủy sản. Chính vì vậy các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, cá trang trại chăn nuôi lớn tự sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, gia súc có thể tiếp cận sớm để giảm thiểu được chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Để mua hàng dịch đạm đơn bào FML với khối lượng lớn, quý khách hàng vui lòng liên hệ Phú An Khánh qua: 

  • ☎ Hotline: 0916.701.099 – 0941.204.488 – 0945.446.194
  • 🏠 Địa chỉ: 30/2D, Đường 8, Khu phố 5, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • 💌 Email: tuongvi@phuankhanh.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.