Hiểu được những dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn thủy sản sẽ giúp nhà chăn nuôi nâng cao được hiệu quả kinh tế. Trong bài viết này, Phú An Khánh sẽ chia sẻ những dinh dưỡng cần thiết nhất trong thức ăn thủy sản.

thức ăn thủy sản

Protein (Chất Đạm)

Chất đạm đứng đầu danh sách những chất dinh dưỡng quan trọng đối với vật nuôi đặc biệt là thủy sản như tôm, cá… Sở dĩ, protein quan trọng là vì chất này đóng góp vào sự sinh trưởng và tăng trưởng của tế bào động vật sống, hình thành nên các mô, cơ, cơ quan…

Tùy vào từng loại vật nuôi, nhu cầu sử dụng protein của chúng cũng khác nhau, ví dụ:

  • Cá: Nhu cầu sử dụng protein của cá khoảng 25 đến 55%
  • Tôm: Nhu cầu sử dụng đạm của tôm khoảng 30 đến 60%

Lưu ý, tỷ lệ trên có thể thay đổi tùy vào giai đoạn sinh trưởng cùng nhiều yếu tố khác.

Nói về đạm sử dụng cho thủy sản, người ta thường chia làm 3 loại:

Đạm động vật

Đạm động vật bao gồm bột cá, bột xương thịt, bột huyết… được sử dụng khá phổ biến nhờ chất lượng tốt, nhiều axit béo, axit amin cần thiết cũng như hàm lượng protein của chúng từ khoảng 45 – 80%. Ngoài ra, protein động vật cũng có mùi thơm hấp dẫn, nên các loại viên thức ăn công nghiệp sẽ có mùi thơm dẫn dụ vật nuôi ăn nhiều hơn.

Mặc dù vậy, đạm động vật thường có giá thành cao, giá thường biến động khi thị trường không ổn định. Do vậy, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, trang trại nuôi trồng thủy sản cũng bắt đầu tìm nguồn đạm thay thế có chất lượng tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn.

Đạm vi sinh vật

Loại đạm này mới phổ biến gần đây và cũng được nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lựa chọn. Đạm vi sinh vật có nguồn gốc từ vi sinh vật lên men, cung cấp độ đạm tốt lên đến 60%. Loại đạm này cũng có mùi thơm ngọt, đa dạng màu sắc như vàng nâu hoặc đen nâu giúp tạo thành viên cám có kết cấu dính tốt, màu sắc đẹp và mùi thơm ngon để dẫn dụ vật nuôi ăn nhiều hơn. Trong số các loại đạm vi sinh vật như đạm dạng lỏng FML, đạm dạng bột Ajitein thì đạm dạng viên Vedafeed được sử dụng trong thủy sản nhiều hơn vì có màu sắc tối thích hợp trong tạo viên thức ăn thủy sản.

Đặc biệt hơn, ưu điểm của loại đạm này chính là có chất lượng tương đồng với đạm động vật nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều. Chính vì vậy, đạm vi sinh vật này cũng được sử dụng rộng rãi hơn ở các tỉnh miền Bắc như Quảng Ninh, Đồng Bằng Sông Hồng, Bến Tre… (Các khu vực sông nước)

Đạm thực vật

Đạm thực vật có từ những loại hạt có dầu như đậu phộng (hạt lạc), đậu nành… đạm thực vật từ các loại hạt này có tỷ lệ protein khá cao từ khoảng 47 – 50% và có thể sử dụng để bổ sung đạm cho vật nuôi khá tốt.

Lipid (Chất Béo)

Liqid đóng vai trò quan trọng không kém vì chất này cung cấp năng lượng gấp đôi chất đạm. Ngoài ra, Lipad còn giúp cấu tạo màng tế bào cơ thể tôm, cá và là dung môi giúp hòa tan các vitamin D, A, E, K và các hydrocarbon.

Theo thông tin từ thuysanvietnam.com “Lipid có khả năng hoạt hóa enzyme và là thành phần chính của nhiều steroid hormone. Lipid có nhiều trong bột cá, bột huyết, bột đậu nành và ít hơn ở bột cám, ngũ cốc, bao gồm các acid béo và triacylglycerol. Cá thường có nhu cầu cao với các axit  béo không no omega – 3 và omega – 6. Các loại dầu từ hải sản thường chứa tỷ lệ cao axit không no PUFA (>30%), là loại chất béo lý tưởng cho chế biến thức ăn thủy sản. Trong chế biến thức ăn thủy sản lipid rất dễ bị ôxy hóa; do vậy, các nhà sản xuất thức ăn thủy sản phải dùng các chất bảo quản như ethoxyquin hay BTH để thức ăn không bị ôi thiu.”

Carbonhydrate (Nhóm Chất Bột Đường)

Carbonhydrate bao gồm tinh bột và đường, là nguồn năng lượng rẻ nhất trong thức ăn cũng như gia tăng hiệu quả tạo viên nhờ khả năng kết dính trong quá trình đùn ép viên thức ăn. Đặc biệt hơn, nếu ép đùn ở điều kiện nhiệt cao còn giúp sản xuất ra viên thức nổi tốt hơn.

Ngoài ra, việc hấp chín thành phần tinh bột sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ ở tôm cá.

Fiber (Chất Xơ)

Chất xơ (tiếng Anh là Fiber) chính là phần không thể tiêu hóa được từ thức ăn có gốc thực vật, gồm các phân tử cacbonhydrat. Nói cách khác, chất xơ là một loại carbohydrate không tiêu hóa được và có thể tìm thấy trong thực phẩm gốc thực vật. Chất xơ gồm hai loại chính:

  • Chất xơ hòa tan 
  • Chất xơ không hòa tan

Chất xơ là chất giúp nuôi lợi khuẩn có trong ruột (làm chất nền cho sự lên men vi khuẩn trong ruột, đặc biệt là ruột già), thúc đẩy sự phát triển của chúng. Để từ đó, quá trình tiêu hóa trong ruột được diễn ra tốt, giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột như táo bón. Đồng thời giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột non.

>>> Xem thêm thông tin Nguồn Chất Xơ Tự Nhiên Cho Vật Nuôi

Vitamin

Vitamin thường gồm 2 nhóm:

  • Vitamin tan trong nước
  • Vitamin tan trong chất béo

Riêng nhóm tan trong nước như Vitamin nhóm B và C rất dễ bị oxy hóa, đặc biệt là ở nhiệt độ cao (đặc biệt là trong quá trình ép đùn viên thức ăn). Mặc dù vậy, tôm cá rất cần loại vitamin này. Ví dụ như Vitamin C có thể giúp tôm giảm sốc, stress và tăng sức đề kháng. Nếu thiếu hụt vitamin C cá có thể bị siêu vẹo cột sống.

Đối với nhóm vitamin tan trong chất béo như Vitamin D, K, E, A… thì ngược lại, chúng không bị oxy hóa ở nhiệt độ cao. Nên có thể không bị ảnh hưởng nhiều trong quá trình ép đùn tạo viên thức ăn. Các loại vitamin tan trong chất béo này cũng rất quan trọng đối với tôm cá, chẳng hạn như thiếu vitamin A sẽ gây xuất huyết ở mắt, mang, thận và khiến cơ thể tôm, cá bị thay đổi màu sắc. Hoặc khi thiếu vitamin D, tôm, cá sẽ còi cọi, chậm lớn…

Chất Khoáng

Chất khoáng đa lượng và vi lượng cũng vô cùng quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cá. Riêng nhóm khoáng đa lượng (Na, Clo, Ca, P) thì tôm cá cần nhiều hơn vì nó có tác dụng cấu tạo nên xương và vỏ, cũng như giúp điều hóa áp suất thẩm thấu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh…

Axit amin thiết yếu khác

Ngoài các chất trên, các axit amin như L-Lysine, Methionine… cũng cần được bổ sung vào khẩu phần ăn cho tôm, cá. Các loại này không thể tự tổng hợp bởi cơ thể nên bắt buộc phải dùng thêm các nguyên liệu từ bên ngoài. 

Thức ăn để nuôi thủy sản có thể chiếm đến 50-60% chi phí, chính vì vậy việc hiểu rõ được thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của thủy sản cũng rất quan trọng để có thể cân đối được các nguyên liệu, phụ gia bổ sung hoặc thay thế giúp giảm giá thành đầu vào.

Phú An Khánh – Tận Lực – Tận Tâm – Nâng Tầm Dịch Vụ

Liên hệ hợp tác tại:

  • Fanpage Phú An Khánh
  • Hotline: 0916.701.099 – 0941.18.17.15 – 0945.446.194
  • Địa chỉ: 30/2D, Đường 8, Khu phố 5, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • Email: tuongvi@phuankhanh.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.