Protein được chia thành nhiều loại khác nhau chẳng hạn như True Protein, Rumen Degradable Protein hay Non-degradable protein (NDP)… và có cả Crude Protein (Protein thô). Mỗi loại sẽ có lợi ích riêng biệt, nên việc tìm hiểu kỹ càng sẽ giúp bạn có kế hoạch và định lượng tốt hơn trong mỗi khẩu phần thức ăn cho vật nuôi. Hôm nay, hãy cùng Phú An Khánh tìm hiểu về tầm quan trọng của protein thô đối với đối tượng cụ thể là gà đẻ trứng nhé!

1. Đạm thô là gì?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về định nghĩa của đạm thô là gì? 

Thông thường, phân tích thức ăn (hóa học ướt – wet chemistry) để đo hàm lượng nitơ của thức ăn và sau đó dựa trên protein có chứa trung bình 16% nito thì lấy giá trị phân tích được nhân với 6,25 để có được giá trị protein thô. Tuy nhiên, protein thô vẫn có giá trị như một phép đo nhanh và tương đối rẻ để đánh giá liệu công thức thức ăn lý thuyết và phân tích thức ăn thực tế có thể so sánh được hay không.

>>> Đọc chi tiết về đạm thô/protein thô 

2. Axit amin thiết yếu

Chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ sử dụng giá trị protein thô của các thành phần thức ăn riêng lẻ để tính toán hàm lượng axit amin có trong đó. Bản thân hàm lượng axit amin trong thức ăn và khả năng tiêu hóa các axit amin của gia cầm thực sự quan trọng. Các axit amin là các khối cấu trúc của protein và có 22 loại trong số này, trong đó 10 loại được coi là “thiết yếu”. Ví dụ về các axit amin thiết yếu bao gồm lysine, methionine, threonine và tryptophan.

Tất cả 22 axit amin này được sử dụng để tạo thành protein giúp gia cầm xuất trứng (hoặc cơ, lông và da) nhưng cơ thể chúng lại không thể tự sản xuất 10 loại được coi là thiết yếu thông qua quá trình trao đổi chất bình thường và do đó chúng phải được cung cấp đủ lượng thông qua khẩu phần ăn.

Có nhiều cách để quản lý protein thô của thức ăn hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi bằng cách sử dụng nguồn nitơ phi protein như urê hoặc melamine và mặc dù việc “pha trộn” này vẫn xảy ra, nhưng nó ít được phát hiện hơn so với những năm trước do các phương pháp phân tích đã được cải thiện sẵn có. 

Khả năng tiêu hóa rất quan trọng

Hai loại nguyên liệu phổ biến trong chăn nuôi trước đây mà chúng ta sử dụng là bột đậu nành và bột xương thịt thường hoàn toàn giống nhau về giá trị protein thô nhưng thành phần axit amin thực sự rất khác nhau. Ví dụ, nếu cả hai thành phần này đều có 48% protein thô thì axit amin thiết yếu, lysine sẽ là 3,05% trong đậu nành và 2,60% trong bột xương thịt. Khả năng tiêu hóa của lysine là 88% đối với bột đậu nành và chỉ 74% đối với bột xương thịt nên chỉ có 2,68% lysine thực sự có sẵn từ đậu nành và 1,92% từ bột thịt và xương. Mặc dù có giá trị protein thô tương đương, thịt và xương có giá trị lysine khả dụng thấp hơn 30% so với đậu nành.

Tham khảo thêm giá trị dinh dưỡng về đạm thô, đạm tiêu hóa và tỷ lệ axit amin của các nguyên liệu phổ biến hiện nay ngoài bột/bã đậu nành và bột xương thịt:

Dịch đạm đơn bào FML:

  • Đạm thô (Crude protein): 25% Min
  • Đạm tiêu hóa (Protein Digestibility): >90%
  • Acid amin: 16% (trong đó Acid Glutamic: 8.8 %)

Đạm Vedafeed dạng viên:

  • Đạm thô (Crude protein): 60% min
  • Đạm tiêu hóa: 80% min

Đạm đơn bào Ajitein:

  • Đạm thô (Crude protein): >=52%.
  • Đạm tiêu hóa (Protein Digestibility): >90%.

3. Một số nghiên cứu gần đây

Nghiên cứu xuất sắc gần đây được xuất bản bởi Pérez-Bonilla và cộng sự (2012) trên gà đẻ trứng nâu từ 22 đến 50 tuần tuổi đã kết luận rằng: bất kể khối lượng cơ thể ban đầu của gà như thế nào thì nhu cầu protein thô để sản xuất trứng tối đa không cần vượt quá 16,5%. Tuy nhiên, các tác giả này nhấn mạnh rằng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chế độ ăn uống đáp ứng các yêu cầu đối với các axit amin thiết yếu không thể thiếu.

Thử nghiệm được tiến hành với 3 mức protein thô trong thức ăn thử nghiệm (16,5%, 17,5% và 18,5%). Tất cả các loại thức ăn đều có hàm lượng năng lượng như nhau là 11,5MJ/kg.

Chế độ ăn được cho gà mái có trọng lượng cơ thể thấp (1.592 g) hoặc trọng lượng cơ thể cao (1.860 g) ăn trong suốt thời gian thử nghiệm hơn 28 tuần. Điểm mấu chốt là 8 axit amin thiết yếu quan trọng trong tất cả các loại thức ăn đều đáp ứng mức tiêu hóa theo khuyến nghị của nhà cung cấp gà đẻ trứng nâu.

4. Ảnh hưởng đến hiệu suất

Các tác giả này đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa gia cầm có trọng lượng nặng và nhẹ với lượng thức ăn trung bình hàng ngày (120,6 so với 113,9 g), sản lượng trứng (92,5 so với 89,8%) và trọng lượng trứng (64,9 so với 62,4 g).

Những con gà nhẹ kí hơn tăng trọng nhanh hơn những con nặng kí và chuyển đổi thức ăn trên mỗi chục quả trứng của chúng tốt hơn đáng kể (1,52 so với 1,57) và cũng không có biến đổi chất lượng trứng nào đo được bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn kiêng.

Công việc trước đây của Burley et al. (2009) tìm thấy kết quả tương tự khi họ cho ăn khẩu phần có cùng sự cân bằng axit amin nhưng khác nhau về protein thô trong khẩu phần lần lượt là 0,75 và 1,5%.

5. Tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng tỷ lệ axit amin thích hợp (chẳng hạn như tỷ lệ do Evonik công bố) kết hợp với công thức dựa trên axit amin tiêu hóa có thể giúp giảm tổng chi phí khẩu phần ăn của gia cầm bằng cách sử dụng tốt nhất có thể thành phần protein của chế độ ăn uống.

6. Giới hạn sinh học

Mặc dù có thể giảm mức protein thô trong khẩu phần đối với gà đẻ, nhưng rõ ràng có những giới hạn sinh học đối với lượng protein khẩu phần có thể được thay thế bằng axit amin tổng hợp. Có một điểm “nguy cơ” mà tại đó mức axit amin không thiết yếu quá thấp để hỗ trợ sản xuất trứng tối đa và cả trọng lượng trứng cũng như số lượng trứng sẽ giảm.

Kết luận: “Yêu cầu protein thô để gà mái đẻ trứng tối đa không cần vượt quá 16,5% nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu về axit amin thiết yếu.”

Nguồn: Bài viết được dịch bởi Phú An Khánh từ bài báo “How Important is Crude Protein in Layer Feed?” của Complete Feed Solutions,

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.