Hiện nay, đạm đơn bào được ứng dụng nhiều trong ngành chăn nuôi trong việc phối trộn vào thức ăn cho vật nuôi nhằm mang lại nhiều hiệu quả tích cực cũng như gia tăng giá trị kinh tế cao hơn. Chính vì thế đạm đơn bào đang dần trở thành sản phẩm không thể thiếu ở mọi trang trại. 

Trong thời gian này, Phú An Khánh nhận được những phản hồi vô cùng tích cực về sản phẩm đạm đơn bào. Hôm nay, hãy cùng Phú An Khánh tìm hiểu chi tiết thông tin về đạm đơn bào là gì cũng như lý do tại sao đạm đơn bào lại được ưa chuộng trong chăn nuôi đến thế!

Đạm đơn bào là gì? 

Đạm đơn bào theo tiếng Anh được gọi là Single-Cell Protein theo Wikipedia được giải thích như sau:

“Single-cell proteins (SCP) or microbial proteins refer to edible unicellular microorganisms. The biomass or protein extract from pure or mixed cultures of algae, yeasts, fungi or bacteria may be used as an ingredient or a substitute for protein-rich foods, and is suitable for human consumption or as animal feeds. “

Hiểu đơn giản, đạm đơn bào (ĐĐB) là đạm vi sinh là thuật ngữ để chỉ các vi sinh vật có thể sử dụng được. Toàn bộ sinh khối thu được hay lượng protein chiết xuất từ môi trường nuôi cấy thuần khiết hoặc phối hợp với các loại tảo, nấm men, nấm, hoặc vi khuẩn, có thể được sử dụng làm nguyên liệu hoặc thức ăn giàu protein thay thế, thuận tiện cho nhu cầu tiêu thụ của con người hoặc làm thức ăn chăn nuôi.

Khái niệm đạm đơn bào – Single-Cell Protein được dùng lần đầu tiên bởi giáo sư Carol Wilson nhằm chỉ protein có nguồn gốc từ vi sinh vật (Ware, 1966). Ông và các cộng sự của ông là những người tiên phong trong việc nghiên cứu và xây dựng công nghệ này cách đây gần 1 thế kỷ

Họ đã chú ý đến giá trị của việc dùng nấm men rượu dư thừa để tạo ra nguồn thức ăn cho vật nuôi. Và từ đó, đạm đơn bào khởi nguyên và trở thành bước tiến mới trong nhân loại và cụ thể là trong ngành chăn nuôi này. 

Đạm đơn bào có nhiều tên gọi khác nhau như đạm vi sinh vật lên men, đạm rỉ mật cô đặc lên men. Có nhiều dòng sản phẩm đạm đơn bào được thương mại như đạm dạng lỏng FML, đạm dạng bột Ajitein, đạm dạng viên Vedafeed.

Thành phần hóa học căn bản của một vài nguyên liệu đạm đơn bào phổ biến*

Dưới đây là bảng thống kê chi tiết những thành phần dinh dưỡng có trong đạm đơn bào

Bảng 1. Thành phần hóa học căn bản của một vài nguyên liệu đạm đơn bào phổ biến
Dưỡng chất (%) Đạm đơn bào dạng bột Đạm đơn bào dạng lỏng
Vật chất khô 98.80 40.60
Protein thô 57.70 25.30
Béo thô 1.81 0.92
Xơ thô 0.00 0.00
Tinh bột 0.97 0.58
Khoáng TS 15.10 6.22
Calci 0.03 0.02
Phospho ts 0.96 0.43
Sodium 3.81 1.16
Chloride 0.11 0.08

*Thông tin từ báo Nhà Chăn Nuôi

Lịch sử sản xuất đạm đơn bào

Trước kia, trong thời điểm trước khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ II, nấm men được ứng dụng trong việc làm thức ăn trong quân đội. Sau này nó trở nên phổ biến hơn khi toàn thể người dân đều sử dụng để làm thức ăn. Vào năm 1936, người Đức sử dụng nấm men rượu và một số loài nấm men khác (và các loài được nuôi cất với số lượng lớn) để làm thức ăn bổ sung cho con người và động vật. 

Ngày nay, dùng vi khuẩn đặc chủng để lên men các vật chất như củ mì, rỉ mật trong điều kiện hiếu khí và môi trường nhiều dinh dưỡng đã trở thành một ưu điểm quan trọng, và chính vì vậy quy trình này trở thành bước quan trọng để sản xuất nguyên liệu thức ăn trên quy mô lớn (quy mô công nghiệp).

Nhóm vi sinh vật nào mới được ứng dụng trong sản xuất đạm đơn bào?

Để sản xuất ra đạm đơn bào đạt chuẩn, vi sinh vật được kiểm tra và lựa chọn kỹ càng với những yêu cầu khá nghiêm ngặt như:

  • Thời gian sinh trưởng ngắn.
  • Có khả năng tạo thành lượng protein lớn, từ 40-70% sinh khối khô của tế bào.
  • Có khả năng tận dụng được tối đa các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy.
  • Không có độc tố, không có khả năng gây bệnh
  • Có sức bền cao, ít bị nhiễm trong quá trình nuôi cấy, dễ tách khỏi dịch nuôi cấy.

Người ta sử dụng nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau để sản xuất protein đơn bào, bao gồm:

  • Các nhóm vi khuẩn: Cellulomonas, Alcaligenes,…
  • Nấm men: Candida, Saccharomyces,…
  • Nấm sợi: Trichoderma, Fusarium, Rhizopus,…
  • Các nhóm tảo: Spirulina, Chlorella,…

Đạm đơn bào có tác dụng gì?

Đạm đơn bào là sản phẩm đạm nên có nhiều công dụng như:

  • Cung cấp đạm thô cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển (thú non)
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, axit amin quan trọng khác cho vật nuôi. 
  • Làm giải pháp thay thế các sản phẩm đạm động vật, đạm thực vật khác hiện nay như bột xương thịt, bột huyết, khô dầu cải, khô dầu đậu nành vì nhờ chi phí, tỷ lệ đạm và nhiều yếu tố đảm bảo an toàn khác. 
  • Tăng chất kết dính khi làm cám viên
  • Tăng tỷ lệ dẫn dụ vật nuôi ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn nhờ vị thơm, ngọt của umami (từ acid glutamic – bột ngọt)
  • Giúp vật nuôi dễ dàng tiêu hóa nhờ không chứa chất kháng dinh dưỡng, tinh bột và chất xơ

Vì sao nói đạm đơn bào là giải pháp thay thế mới cho đạm động vật trong sản xuất thức ăn chăn nuôi?

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm được kết hợp bởi nhiều loại nguyên liệu và phụ gia khác nhau nhằm mục đích cung cấp năng lượng, đạm, khoáng chất, axit amin thiết yếu cho vật nuôi… Một trong những lý do quan trọng nhất khiến đạm đơn bào trở thành giải pháp thay thế mới cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay là vì sự thiếu hụt nguồn đạm, và sự tăng cao giá thành của nguồn đạm động vật. 

Ngoài ra còn có những lý do khác như độ an toàn, chất lượng và nguồn hàng ổn định… cũng khiến đạm đơn bào trở thành sản phẩm đạm được săn đón hiện nay.

Hiện nay, việc sản xuất và phân phối những loại đạm động vật như bột xương thịt, bột huyết từ nước ngoài về Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại trên toàn thế giới do có nguy cơ chứa các bệnh truyền nhiễm, chi phí nhập khẩu cao… Riêng bột cá mặc dù có chất lượng tốt nhưng lại gặp vấn đề về việc khan hiếm nguồn cung và giá quá cao.

Chính vì vậy, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại chăn nuôi cũng gặp nhiều vấn đề trong việc tiếp tục sử dụng đạm động vật. Liệu rằng có sản phẩm nào có thể thay thế đạm động vật mà có giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn hoặc tương đương hay không?

Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu nành hay khô dầu cải thì sao?

Theo kiến thức cập nhật từ Báo Nhà Chăn Nuôi, 2 loại đạm này vẫn có nhiều hạn chế như tỷ lệ đạm thô thấp hơn đạm động vật như bột xương thịt, đặc biệt thấp hơn bột huyết; nếu dùng thay thế thì khẩu phần ăn thường bị thiếu hụt dưỡng chất (giá trị năng lượng), chứa độc tố;…

 “Khô dầu cải thường chỉ có hàm lượng đạm thô khoảng 35-37% so với 50% đạm thô của bột thịt xương hoặc 75-80% đạm thô của bột huyết. Do vậy nếu rút bỏ không dùng 5% bột thịt xương trong công thức thì sẽ phải thay bằng khoảng 7,5% khô dầu cải đắng mà như vậy thì lấy mất 2,5% của nguyên liệu khác nào đó nữa nên sẽ lại bị thiếu hụt dưỡng chất, thường là giá trị năng lượng, cần phải tiếp tục cân đối thêm nên sẽ làm giá của công thức thức ăn tăng lên cao hơn. Chưa kể là khô dầu cải thường chứa nhiều độc tố, chỉ nên sử dụng chừng 3-5% trong công thức thức ăn cho heo, gà lớn và ít hơn nữa hoặc không dùng trong thức ăn cho heo con, gà con.”

Tại thời điểm này, đạm đơn bào giống như chiếc phao được thả xuống khi có thể giải quyết được tình trạng cấp bách cho các nhà sản xuất TĂCN và các trang trại chăn nuôi vì:

Nguồn cung dồi dào và luôn ổn định

Đạm đơn bào được sản xuất ngay tại các nhà máy Vedan và Ajinomoto ngay tại Việt Nam với các cam kết lượng hàng ổn định hàng tháng, hàng năm. Chính vì vậy, việc cung cấp đạm đơn bào sẽ được đảm bảo.

Giá luôn rẻ hơn và giá luôn ổn định (PAK cam kết giá thấp nhất thị trường)

Sản phẩm đạm đơn bào luôn có giá rẻ hơn đạm động vật với nhiều lý do sau đây:

  • Lợi thế phân phối trực tiếp trong nước, không mất phí nhập khẩu
  • Nguồn nguyên liệu sản xuất đạm đơn bào luôn có sẵn

Tại Phú An Khánh, chung tôi cam kết phân phối sản phẩm đạm đơn bào giá thấp nhất thị trường. Để được báo giá vui lòng liên hệ:

Phú An Khánh cam kết giao hàng nhanh chóng, đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm.

Chất lượng tương đương

Các sản phẩm đạm đơn bào đặc biệt là FML và Ajitein không chứa chất xơ, tinh bột và các chất kháng dinh dưỡng mà những chất này với các loài vật nuôi như tôm, ếch, một số loài cá không ăn được thức ăn nguồn gốc từ thực vật nếu ăn phải có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng.

Đạm đơn bào có tỷ lệ đạm đa dạng, cụ thể:

  • Dịch đạm FML:  tối thiểu 25% đạm
  • Bột đạm Ajitein:  tối thiểu 52% đạm
  • Đạm dạng viên Vedafeed:  tối thiểu 60% đạm

Mùi vị đạm đơn bào khá thơm, ngọt giúp tăng tỷ lệ dẫn dụ vật nuôi ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn

Đặc biệt, đạm đơn bào dạng lỏng FML còn có thể giúp tăng độ kết dính cho viên thức ăn như cám cá, cám heo…

Cam kết an toàn, không chứa vi khuẩn, độc tố gây hại

Đạm đơn bào là sản phẩm thu được sau quá trình sản xuất bột ngọt. Bột ngọt thường được dùng trong sản xuất thực phẩm, nấu ăn trong gia đình… nên phần thu được là đạm đơn bào cũng đảm bảo được mức độ an toàn. Để hiểu rõ hơn, quý vị vui lòng liên hệ Phú An Khánh để nhận được CA chi tiết tại:

Đạm đơn bào được sản xuất bởi 2 nhà máy uy tín nhất hiện nay là Vedan và Ajinomoto Việt Nam và đặc biệt là được phân phối bởi Phú An Khánh – đơn vị đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành. Chính vì vậy, quý vị hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng của sản phẩm.

Chọn lựa sử dụng đạm đơn bào cho bò, dê như thế nào?

Cung cấp đạm đơn bào cho động vật ăn cỏ như bò, dê… là một phần không thể thiếu để có thể gia tăng chất lượng chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, và đạm đơn bào cũng được chú ý khi mang lại nhiều lợi ích tối ưu cho bà con.

Vậy ứng dụng đạm đơn bào vào bữa ăn hằng ngày cho bò, dê như thế nào thì hợp lý? Hãy xem chi tiết những liệt kê bên dưới:

  • Có thể dùng được tất cả các nguồn đạm đơn bào vì động vật ăn cỏ thường chỉ quan tâm đến hàm lượng đạm thô
  • Ngoài dưỡng chất đạm, thì các loại đạm đơn bào đều có một giá trị năng lượng nhất định và nhiều lợi thế hơn ure. Giúp cho vật nuôi không bị ngộ độc như khi cấp đạm bằng ure.
  • Tốt hơn hết thì đạm đơn bào dạng lỏng FML – dịch đạm đơn bào 25% vẫn nên được lựa chọn sử dụng vì giá thành rẻ hơn nhiều loại đạm đơn bào khác. Đặc biệt, FML dịch đạm đơn bào còn dễ phối trộn vào thức ăn, tận dụng được độ ngọt và hương vị umami của nguyên liệu để giúp vật nuôi ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.

Những dẫn chứng trên đã được chứng minh tại trại bò thịt quy mô hàng chục nghìn bò, không cần tập dần, áp dụng ngày đầu tiên bò vẫn ăn hết lượng ăn hằng ngày.

đạm đơn bào cho bò
Đạm đơn bào cho bò

Chọn lựa sử dụng đạm đơn bào cho heo như thế nào?

Cách sử dụng đạm đơn bào cho heo như thế nào thì hợp lý? Hãy xem chi tiết những liệt kê bên dưới:

  • Có thể dùng cho heo tập ăn, heo sau cai sữa, heo nái và heo nuôi thịt
  • Liều dùng tùy theo cân đối acid amin với chi phí của loại đạm đơn bào đó, thông thường sẽ từ 4-8%.
  • Với heo con và heo nái nuôi con thì nên dùng tối thiểu 2% để khai thác đặc điểm về tính ngon miệng của thức ăn có dùng nguồn đạm đơn bào.
  • Vẫn có thể dùng đạm đơn bào dạng lỏng (FML – dịch đạm đơn bào 25%).
đạm đơn bào cho heo
đạm đơn bào cho heo

Trong thí nghiệm ở heo (Bảng 3), dùng ĐĐB dạng lỏng, có hàm lượng vật chất khô và thành phần các dưỡng chất chỉ bằng khoảng phân nửa so với dạng bột. Tuy nhiên, nhờ vào giá bán ĐĐB dạng lỏng trong thực tế chỉ bằng khoảng hơn 1/4 giá của ĐĐB dạng bột nên tuy trong công thức cho heo con giai đoạn 7-15 kg trong thí nghiệm thực tế hay trong công thức giả định là không có bột thịt xương, lượng ĐĐB dạng lỏng chỉ sử dụng có 1,36% hoặc 1,00% mà cũng đã đem lại kết quả giúp giảm được giá thành thức ăn hơn 120 đồng/kg thức ăn.

Bảng 3. Công thức thức ăn heo con 7-15 kg trong thí nghiệm dùng ĐĐB dạng lỏng (thực hiện tại ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh với giá nguyên liệu tháng 04/2023)

Nguyên liệu, % Đơn giá

vnd/kg

Đối chứng

(0% ĐĐB)

Có ĐĐB lỏng Công thức giả định 0% bột thịt xương CT giả định 0% bột thịt xương, có ĐĐB lỏng
Bắp vàng 8.350 25,00 25,00 25,00 25,00
Tấm + Cám gạo loại I 25,64 24,26 32,03 26,30
Đậu nành lên men 21.000 13,76 12,70 15,44 15,42
Khô dầu đậu nành 47 14.500 10,00 10,00 10,00 10,00
Bột váng sữa + Lactose 9,00 9,00 9,00 9,00
Bột thịt xương 50 17.800 3,55 5,56 0,00 0,00
ĐĐB lỏng 0,00 1,36 0,00 1,00
Dầu đậu nành 31.100 1,44 1,44 1,46 1,47
Bột đá vôi 750 1,27 1,20 1,40 1,30
Muối ăn + NaHCO3 0,38 0,10 0,10 0,15
Các nguyên liệu khác 9,96 9,38 5,57 10,36
Cộng   100,00 100,00 100,00 100,00
Giá công thức, vnđ/kg   15.732 15.606 15.818 15.696
Chênh lệch vnd/kg – 126   – 122

Chọn lựa sử dụng đạm đơn bào cho gà và các loại gia cầm khác như thế nào?

  • Đối với gà ở tất cả các giai đoạn nuôi đều có thể sử dụng đạm đơn bào, ngoại trừ gia đoạn gà con do nhu cầu acid amin thiết yếu đang cao, nên nếu dùng đạm đơn bào sẽ không có tính kinh tế cao.
  • Liều dùng tùy theo cân đối acid amin với giá của loại nguyên liệu đạm đơn bào thích hợp, thông thường là từ 4% đến 8%
  • Vẫn có thể dùng đạm đơn bào dạng lỏng nhưng sẽ có hạn chế về thiết bị, quy trình sản xuất ở mỗi trang trại.
Đạm đơn bào cho gà
Đạm đơn bào cho gà

Bảng 2. Công thức thức ăn gà thịt lông màu giai đoạn 43 ngày đến xuất bán trong thí nghiệm dùng ĐĐB dạng bột (thực hiện tại ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh với giá nguyên liệu tháng 08/2022)

Nguyên liệu, % Đơn giá

vnd/kg

Đối chứng

(0% ĐĐB)

4% ĐĐB bột Công thức giả định 0% bột thịt xương CT giả định 0% bột thịt xương, có ĐĐB bột
Bắp vàng 9.300 66,97 67,67 63,85 66,25
Cám lúa mì 7.100 3,77 2,79 0,00 0,00
Khô dầu đậu nành 47 14.500 19,95 18,04 29,74 21,37
Bột thịt xương 50 15.600 6,22 4,68 0,00 0,00
Đạm đơn bào bột 0,00 4,00 0,00 6,85
Dầu đậu nành 31.100 0,60 0,60 2,26 1,68
Bột đá vôi 750 1,13 1,23 1,60 1,53
Muối ăn + NaHCO3 0,48 0,00 0,50 0,00
Các nguyên liệu khác 7,10 5,67 2,05 2,32
Cộng   100,00 100,00 100,00 100,00
Giá công thức, vnđ/kg   11.485 11.399 11.796 11.575
Chênh lệch vnd/kg – 86 – 221

Chọn lựa sử dụng đạm đơn bào cho thủy hải sản như thế nào?

Đạm đơn bào là một loại nguyên liệu có ƯU ĐIỂM LỚN khi sử dụng phối trộn thức ăn cho cá, tôm nhờ hàm lượng xơ rất thấp hoặc không có.

Liều dùng tùy theo cân đối acid amin với giá của loại nguyên liệu đạm đơn bào thích hợp, thông thường là 8%.

đạm đơn bào phú an khánh

KẾT LUẬN

  • Các nguồn nguyên liệu đạm đơn bào có ưu điểm là giá thành rẻ (tính trên độ đạm), chứa hàm lượng cao đạm thực (không phải đạm phi protein như ure) và không chứa chất kháng dinh dưỡng.
  • Khoảng 50% lượng đạm trong các loại đạm đơn bào là acid amin tự do nên rất dễ tiêu hóa, ngay cả với các  vật nuôi như heo, gà, bò tập ăn và sau cai sữa, đồng thời là hàm lượng chất xơ rất thấp hoặc thậm chí là không có nên rất thích hợp để sử dụng cho tôm, cá.

>> Nguồn thông tin được lấy từ Báo cáo Đạm đơn bào – Nguyên liệu nhiều hứa hẹn cho sản xuất TĂCN của PGS TS Dương Duy Đồng và Báo Nhà Chăn Nuôi

Phú An Khánh hy vọng bài viết này có thể giúp quý vị hiểu đạm đơn bào là gì cũng như cách ứng dụng đạm đơn bào cho từng loại vật nuôi ra sao.

———

Phú An Khánh tự hào là kênh phân phối chính thức các sản phẩm đạm đơn bào đạt chuẩn, chất lượng cao và giá thành tốt nhất dành cho nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và trang trại.

Để đặt hàng, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Phú An Khánh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.