Hiện nay, Cám mì là thức ăn cho nhiều vật nuôi như gia cầm, gia súc, thủy sản… với giá thành rẻ hơn để thay thế cám gạo. Ngoài số lượng lớn cám mì được sản xuất trong nước thì hàng năm loại thức ăn năng lượng này cũng được nhập khẩu hơn hàng trăm nghìn tấn.

Cám mì có giá thành rẻ nhưng hiệu quả cao, được nhiều nhà chăn nuôi ưu tiên sử dụng
Cám mì có giá thành rẻ nhưng hiệu quả cao, được nhiều nhà chăn nuôi ưu tiên sử dụng

1. Cám mì là gì?

  • Cám mì là lớp ngoài cùng của hạt lúa mì, chứa với nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ khác nhau. Trong quá trình xay xát, cám được tách ra khỏi nhân lúa mì và trở thành phụ phẩm.
  • Cám mì là nguồn cung cấp protein, chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển của vật nuôi, thủy sản. Cám mì có hàm lượng đạm thô cao, giàu acid amine thiết yếu  nhất là Lysine.
  • Cám mì có mùi thơm, vị ngọt, dễ dàng kích thích ăn làm tăng chỉ số ăn uống ở vật nuôi, thủy sản.

Cám mì tiêu chuẩn có thành phần dinh dưỡng bình quân 89% vật chất khô, 15,5% protein thô, 9,75% xơ thô, 42% NDF, 16% ADF và năng lượng tương đương 91% bắp hạt. Những năm gần đây nguồn nhập Cám mì vào nước ta chủ yếu là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka; phần lớn là dạng viên và ít hơn là dạng bột; dinh dưỡng lúc còn mới biến động xung quanh 87% vật chất khô, 15% protein thô, 4% béo thô, 10% xơ thô, 0,6% lysin, 0,27% methionin, 5,3% tro, 0,15% calci, 1,8% phosphor tổng số, năng lượng khoảng 2400 kcal ME/kg ở heo, 2200 kcal ME/kg ở gia cầm 9,8 Mj DE/kg ở đại gia súc và 2750 kcal DE/kg ở cá tra. Tiêu chuẩn chất lượng Cám mì được Bộ Nông nghiêp-PTNT qui định: ẩm độ ít hơn 12%, không mùi chua mốc, độc tố aflatoxin không quá 50 ppb.

Cám mì – Ảnh: phuankhanh.net

Tùy vào mục đích và đối tượng sử dụng cũng như giai đoạn phát triển mà Cám mì cần được đưa vào khẩu phần ăn của vật nuôi theo các công thức khác nhau. Cách thức bảo quản cũn cần được chú trọng do Cám mì là sản phẩm dễ bị sâu mọt nếu không được bảo quản kỹ.

(Tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia hoặc gọi ngay cho công ty Phú An Khánh theo thông tin cuối bài để được miễn phí tư vấn)

Sản phẩm Cám mì do công ty Phú An Khánh cung cấp có xuất xứ từ Việt Nam, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đạt được các đặc tính:

2. Đặc tính vật lý

  • Màu sắc: màu trắng ngà hoặc vàng sáng đồng nhất.
  • Mùi: mùi thơm ngọt của lúa mì, không có mùi chua, mùi mốc hoặc mùi lạ.
  • Độ mịn: 95% min lọt sàng 2mm.
  • Tạp chất: 2% max.
  • Không nhiễm sâu mọt và côn trùng sống.

3. Đặc tính hóa học

  • Đạm thô: 14% min
  • Xơ: 10% max
  • Tro: 5% max
  • Độ ẩm: 13% max

4. Cám mì có thể sử dụng cho loài động vật nào?

Cám mì đạt chuẩn thường có màu sắc trắng ngà hoặc vàng sáng đồng nhất và có mùi thơm ngọt của lúa mì, không có mùi chua, mùi mốc hoặc mùi lạ.

Do cám mì chứa một lượng lớn chất xơ và protein, nên khi cho vật nuôi ăn cám mì sẽ giúp chúng được cung cấp đủ các chất này giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa.

Nhờ hiệu quả mà cám mì mang lại nên sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi, đồng thời nó lại là nguồn nguyên liệu chủ lực của ngành.

Sử dụng trong chăn nuôi gia súc

Ở các nước ôn đới, hay những quốc gia có trồng lúa mì, cám mì sẽ được dùng nhiều hơn trong khẩu phần ăn của đại gia súc. Cám mì có thể thay thế 40-50% bắp hạt/yến mạch trong khẩu phần thức ăn tinh.

Cám mì cũng được sử dụng nhiều cho bò, và đại gia súc khác

Không những có giá thành rẻ mà cám mì còn có một nguồn dưỡng chất dồi dào, thích hợp để sử dụng số lượng lớn nhằm giúp vật nuôi tăng trưởng tốt hơn và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Cám mì được nhiều bà con ưu tiên chọn lựa trong khẩu phần ăn cho bò vì hàm lượng xơ cao hơn, và tinh bột thấp hơn bắp. Vì vậy, bò cũng sẽ ít bị tình trạng rối loạn tiêu hóa như khi ăn bắp.

  • Với bê, nghé ăn khẩu phần hỗn hợp thức ăn có chứa 30 cám mì thì vẫn sinh trưởng tốt, tiêu hóa tốt, không bị chướng hơi.
  • Bò chuyên thịt như Angus nuôi vỗ béo từ 270 lên 320 kg với cỏ khô alfalfa ăn tự do có bổ sung cám mì, ở mức 1,5% thể trọng, có thể đạt tăng trọng cao đến 1.130 g/ngày.
  • Ðối với bò sữa, ngoài vai trò cung cấp năng lượng và protein cho chức năng tạo sữa thì hàm lượng chất xơ trung tính (NDF) cao của cám mì (32%) còn có tác dụng thỏa mãn nhu cầu làm đầy dạ cỏ để kích thích quá trình tiết sữa. Ở Ấn Ðộ và Thái Lan, năng suất và chất lượng sữa của trâu sữa ăn khẩu phần có cám mì hoặc cám gạo đều tương đương nhau, đồng thời các chỉ tiêu dinh dưỡng cũng tương đồng. Tuy nhiên không nên vượt mức cám mì tối đa 5 kg/bò/ngày.

Sử dụng trong chăn nuôi heo

đạm đơn bào phú an khánh
Cám mì cũng được sử dụng cho heo
  • Cám mì ít được sử dụng hơn, chỉ thay thế được 36% khối lượng thức ăn hạt trong khẩu phần cho heo cái mang thai, và 27% cho heo cái nuôi con.
  • Heo con và heo choai có thể sử dụng 30% cám mì trong khẩu phần và tận dụng được nhiều lợi ích của cám mì đối với nhiều bệnh lý.

Sử dụng trong chăn nuôi gia cầm

đạm đơn bào phú an khánh
Cám mì cũng được sử dụng nhiều cho gà, vịt…

Khẩu phần ăn chứa 25-45% cám mì dùng cho gà, vịt đẻ thì các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng trứng đạt ngang với khẩu phần bắp + khô dầu nành.

  • Khẩu phần 25% cám mì cho chất lượng trứng tốt hơn khẩu phần quy ước. 
  • Khẩu phần 45% cám mì vẫn đảm bảo sinh trưởng và năng suất, chất lượng trứng nhưng tiêu tốn thức ăn cao hơn khẩu phần quy ước (khoảng 2%). 
  • Khẩu phần quá nhiều cám mì (ví dụ 89%) vẫn đảm bảo sinh trưởng và chất lượng trứng như khẩu phần 45% cám mì nhưng năng suất trứng sụt giảm rõ.

Cám mì, cũng như các loại thức ăn hạt cốc khác, thường bị “kết tội” là có nhiều đường đa không tinh bột (NSP) gây độ nhờn cao cho thức ăn trong đường ruột tổn hại đến khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng của gia cầm. Tuy nhiên, người ta cũng thường thấy rằng NSP của khô dầu nành còn cao hơn cám mì và vẫn được sử dụng không ít trong thức ăn gia cầm; ví dụ hàm lượng (%) các thành phần NSP của cám mì và khô dầu nành: tổng NSP 8,1 và 17,2; arabinose 1,9 và 2,0; xylose 2,4 và 1,8; mannose 0,2 và 0,6, galactose 0,4 và 2,9; 2,6 và 6,7; axít uronic 0,6 và 2,5. Cellulose là NSP quan trọng nhất của mọi nguyên liệu hạt; trong lúc cellulose của cám mì còn thấp hơn cám gạo. Người ta đã thực nghiệm thấy ở tất cả các loại gia cầm rằng dùng cellulase là đạt hiệu quả cơ bản và cao hơn các NSPase khác

______________________________________________

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng truy cập:

http://phuankhanh.net/cua-hang/nguyen-lieu/cam-mi/

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Phú An Khánh

Phú An Khánh | Tận lực tận tâm nâng tầm dịch vụ

⏩ Liên hệ tư vấn và hợp tác tại:
🏠 Địa chỉ: 30/2D, Đường 8, Khu phố 5, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
☎ Hotline: 0916.701.099 – 0941.204.488 – 0945.446.194
💌 Email: tuongvi@phuankhanh.net
———————–
Theo dõi Phú An Khánh để cập nhật thêm nhiều tin tức mới
📌 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC-wfPBFKeFGZUQdhU3cbmCA

📌 LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/phu-an-khanh/

📌 Facebook: https://www.facebook.com/CongTyPhuAnKhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.