con gà
Chức năng sinh lý của methionine ở gia cầm. Ảnh: Jan Willem Schulten

Hiện nay, mối quan tâm đến tầm quan trọng của axit amin đã có nhiều thay đổi khi công nghệ hóa sinh tiếp tục phát triển trong ngành chăn nuôi và dinh dưỡng dành cho người. Ở đây, các chức năng sinh lý của methionine và tính hiệu quả của nhiều nguồn methionine khác nhau sẽ được đánh giá kỹ càng.

Trước đây, chức năng của axit amin được xem như một thành phần cấu thành nên chất đạm/protein. Nhưng khi công nghệ sinh hóa phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nuôi cấy tế bào thì người ta đã phát hiện ra chức năng sinh lý của axit amin và họ cũng ra nhận ra rằng điều này phải nên được xem xét kỹ càng hơn trong việc thiết kế một bảng công thức khẩu phần ăn để tối đa hóa sự tăng trưởng của vật nuôi và ở đây cụ thể là gia cầm.

Sử dụng methionine trong khẩu phần ăn của gia cầm

Đối với gia cầm, methionine luôn là axit amin thiết yếu nhất, xếp hạng đầu tiên trong chuỗi các axit amin thiết yếu và luôn được yêu cầu ở mức độ cao vì gia cầm cần methionine để phát triển lông vũ và tổng hợp protein tạo cơ, thịt. Nhưng methionine trong nguồn protein thực vật thì bị hạn chế. 

Methionine có nhiều chức năng sinh lý chẳng hạn như:

  • Là nguồn cung cấp methyl quan trọng để giúp bổ sung methyl(CH4) cho vật nuôi vì chúng cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Làm giảm căng thẳng/stress oxy hóa trong cơ thể bằng cách tăng các hợp chất chống oxy hóa như glutathione. 

Các chất phụ gia Methionine được sử dụng trong gia cầm thường là L-methionine, DL-methionine hoặc MHA-FA là chất tương tự hydroxyl của methionine. Tất cả thực vật và động vật chỉ có thể sử dụng methionine đồng phân L và chỉ có methionine loại L mới có trong protein. Methionine đồng phân D và MHA cũng có thể được sử dụng nhưng nó phải được chuyển đổi thành dạng L thông qua phản ứng enzyme trong cơ thể (Hình 1). 

Tuy nhiên, người ta có thể đặt câu hỏi liệu nhóm amino bị cắt có thể được đưa trở lại khung hóa học methionine với hiệu suất 100% hay không? 

Ngoài ra, 2 phản ứng enzyme trong quá trình chuyển đổi đồng phân đều cần năng lượng. Do đó, khi sử dụng DL methionine hoặc MHA thay cho L-methionine, tính sinh khả dụng tương đối (RBA) sẽ giảm xuống một cách tự nhiên do tiêu thụ năng lượng không cần thiết cho quá trình chuyển đổi enzyme.

Hình 1 – Quá trình chuyển đổi từ D-methionine sang L-methionine

Chuyển đổi D-methionine thành L-methionine

Các enzyme DAAO (D-Amino acid oxidase) cần thiết đối với quá trình chuyển hóa D-methionine thường có nhiều trong gan và thận của gà con. Tuy nhiên, theo D`Aniello (1993), lượng ezyme này trong cơ thể những con gà con thường thấp hơn. Chỉ khi chúng trưởng thành thì hoạt động của enzyme này mới tăng lên, nhưng phải mất một thời gian đáng kể mới kích hoạt đủ lượng enzyme trong cơ thể, như trong Hình 2.

Người ta hiểu rằng hiệu quả tăng trưởng của gà thịt trong tuần đầu tiên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất tổng thể. Trọng lượng của gà con mới nở chỉ 40g và phải tăng trọng lượng gấp 4,5 lần (180g) sau 1 tuần để duy trì thể trọng tiêu chuẩn vào ngày xuất chuồng. Nếu trọng lượng gà con trong tuần đầu thấp hơn 10g thì thể trọng vào ngày xuất chuồng có thể giảm 60-70g cụ thể là vào ngày thứ 35. Do đó, việc sử dụng D-methionine cần được cân nhắc cẩn thận để tối đa hóa sự tăng trưởng trong giai đoạn khởi đầu khi D-methionine không được sử dụng hoàn toàn ở gà con.

Hình 2 – Sự thay đổi hoạt động của D- Amino acid oxidase trong động vật (D`Aniello, 1993).

Tác động của methionine đối với đường ruột

Glutathione đóng một vai trò quan trọng trong việc hàng rào chống oxy hóa cho vật nuôi. Nó có khả năng ngăn ngừa tổn thương các thành phần tế bào đường ruột do các tác nhân oxy hóa như gốc tự do, peroxit và kim loại nặng. Đặc biệt, nồng độ glutathione tăng cao ảnh hưởng đến sự phát triển của nhung mao ruột non.

Shen và cộng sự (2014, 2015) đã chỉ ra rằng bổ sung L-methionine sẽ giúp tăng sự phát triển lông nhung ở cả gà thịt và lợn so với cho ăn DL-methionine ở thú non (Hình 3). Phân tích các mô nhung mao của cả hai nghiệm thức sử dụng bằng L hoặc DL cho thấy hàm lượng glutathione cao hơn đáng kể được quan sát thấy ở so với nhóm bổ sung L-methionine. Ngoài ra, cả chiều dài và chiều rộng của nhung mao đều được cải thiện ở nhóm bổ sung L-methionine.

Hình 3 – Sự khác biệt về tổng hợp glutathione và RBA giữa L-methionine và DL-methionine (Shen và cộng sự, năm 2015).

Tầm quan trọng của methionine

Trong khẩu phần ăn của gia cầm thương phẩm, methionine luôn là axit amin thiết yếu đầu tiên.. Methionine không chỉ đóng vai trò như một thành phần protein của cơ thể mà còn tham gia vào sự phát triển của hệ tiêu hóa và hiệu suất tăng trưởng. Hơn nữa, nó có chức năng tăng khối lượng cơ, phát triển lông và cải thiện sản lượng trứng ở gia cầm.

Tầm quan trọng của chức năng sinh lý của methionine phải được quan tâm nhiều hơn. L-methionine là dạng methionine có tính khả dụng sinh học duy nhất được tế bào ruột của gà con sử dụng dễ dàng.

Tác giả: Tiến sĩ Peter Hong, chuyên gia tư vấn cấp cao, CJ Cheiljedang

>>> Đọc thêm bài viết về Choline Chloride là gì? Bật mí cách dùng hiệu quả trong chăn nuôi!

>>> Đạm Đơn Bào – Nguồn Dinh Dưỡng Thay Thế Tiềm Năng Cho Vật Nuôi

Hiện nay, Phú An Khánh đang phân phối sản phẩm DL-METHIONINE/L-METHIONINE với số lượng lớn cho nhà máy sản xuất thức ăn và chăn nuôi và trang trại chăn nuôi lớn (không bán lẻ). Để được tư vấn và báo giá, vui lòng liên hệ với Phú An Khánh qua:

Công ty TNHH TMDV XNK Phú An Khánh

  • Địa chỉ: 30/2D, Đường 8, Khu phố 5, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • Hotline: 0916.701.099 – 0941.204.488 – 0945.446.194
  • Email: tuongvi@phuankhanh.net
  • Zalo OA: zalo.me/2663064094813696270   
  • Fanpage: https://www.facebook.com/PhuAnKhanh 

Bài viết được dịch bởi Phú An Khánh từ bài viết Physiological functions of methionine in poultry tại trang AllAboutFeed

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.