Việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản phụ thuộc vào nhiều loại nguyên liệu trong đó có nhiều loại cây trồng nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình trồng trọt, những loại cây này cần thuốc trừ sâu cũng như các loại hóa chất khác để có thể phát triển và phòng trừ sâu bệnh tốt.

dinh dưỡng cho heo con

Mặc dù quan trọng, nhưng dư lượng thuốc từ cây trồng có thể xâm nhập vào thức ăn chăn nuôi và gây ra những rủi ro không đáng có cho sức khỏe của vật nuôi.

Là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi hay các bác sĩ thú y thì việc nhận thức được những rủi ro này chính là chìa khóa để đảm bảo các hoạt động chăn nuôi một cách an toàn và hiệu quả.

Trong bài viết này sẽ nêu rõ các yếu tố chính cần xem xét khi sử dụng hó chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Hiểu về dư lượng hóa chất

Như đã đề cập ở trên, ngày nay các loại cây trồng thường được phun nhiều loại thuốc cũng như được bón phân hay các hóa chất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc này có thể để lại dư lượng trên cây trồng.

Khi dư lượng này bị tích tụ trong vật nuôi thông qua thức ăn có thể dẫn đến các sản phẩm động vật bị nhiễm bẩn khi sử dụng làm thực phẩm cho con người.

Mắc dù không gây ra rủi ro ở mức độ phơi nhiễm thông thường nhưng một số hóa chất có khả năng tích tụ sinh học và tồn tại lâu dài trong cơ thể tạo ra những chất độc ngay cả khi ở liều lượng thấp.

Điều quan trọng khi hiểu về dư lượng hóa chất trên cây trồng là phải tuân thủ các hướng dẫn ghi trên nhãn, bao bì, hướng dẫn chung và những quy định có liên quan đến việc sử dụng hóa chất trên cây trồng làm thức ăn chăn nuôi. 

Trong đó, sẽ bao gồm việc tuân thủ thời gian cách ly cho phép mư dư lượng giảm tối đa trước khi thu hoạch. Đồng thời, việc kiểm tra thành phần thức ăn chăn nuôi và hợp tác với các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín cũng góp phần giảm rủi ro một cách tích cực.

Xác định độc tố trong thành phần thức ăn chăn nuôi

Cùng với dư lượng hóa chất, các thành phần thức ăn chăn nuôi có thể chứa đồng thời các yếu tố kháng dinh dưỡng và độc tố có hại cho sức khỏe của vật nuôi.

Chẳng hạn như độc tố nấm mốc do nấm mốc sản sinh và ancaloit nội sinh trong cỏ đồng cỏ là những ví dụ phổ biến.

Độ độc hại của các chất này thường phụ thuộc vào bản thân hợp chất, mức độ liệu lượng và thời gian phơi nhiễm.

Ngoài ra thì động vật nhai lại thường ít nhạy cảm hơn động vật đơn dạ dày do quá trình trao đổi chất ở dạ cỏ.

Khi tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như phụ phẩm ngũ cốc thì việc phân tích và xác định độc tố rất cần thiết để có thể cân bằng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi trong khi tránh các tác động bất lợi.

Giảm thiểu tồn dư của thuốc

Một số loại thuốc như ionophore và thuốc kháng khuẩn thường được dùng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, thường có sự tồn dư của các loại thuốc khi chúng còn sót lại trên các thiết bị sản xuất và các thiết bị chứa, bảo quản. Vì vậy, cần quan tâm đến việc giảm thiểu tồn dư của thuốc xâm nhập vào thức ăn cho những loại vật có sự nhạy cảm với một số loại thuốc nhất định. 

Chẳng hạn như bằng cách vệ sinh kỹ lưỡng thiết bị và xả/sắp xếp các dây chuyền sản phẩm một cách thích hợp giữa các lô thức ăn chăn nuôi sản xuất cho các loài khác nhau có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm thuốc ngẫu nhiên. Hoặc bên cạnh đó là quản lý và kiểm soát chặt chẽ hồ sơ và quy trình sản xuất chi tiết để có thể truy tìm nguyên nhân gốc rễ khi có những vấn đề xảy ra đối với vật nuôi.

Đảm bảo tính toàn vẹn của công thức

Việc xác minh tính toàn vẹn về mặt dinh dưỡng của các hỗn hợp thức ăn chăn nuôi được phối trộn là một khía cạnh quan trọng của việc đảm bảo chất lượng. Sự sai lệch so với mức dinh dưỡng đã được xây dựng có thể làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của vật nuôi. 

Rủi ro này có thể gia tăng khi sử dụng phụ phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi thay thế có tính biến đổi cao.

Việc thường xuyên kiểm tra các loại thức ăn chăn nuôi thành phẩm đối với các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng chính giúp các nhà sản xuất nhận biết và cảnh báo hiệu quả hơn về bất kỳ lỗi nào trong việc phối trộn hoặc thay đổi thành phần nào so với công thức ban đầu.

Việc theo dõi kiểm soát quá trình này có thể giúp nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tinh chỉnh lại quy trình một cách tốt hơn để từ đó đạt được sự nhất quán về dinh dưỡng giữa nhưng lô sản xuất khác nhau.

Bên cạnh đó, thông qua xem xét các yếu tố trên, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà chăn nuôi, và bác sĩ thú y có thể hợp tác với nhau để cung cấp cho vật nuôi những loại thức ăn chất lượng hơn, không chứa dư lượng độc hại, độc tố, đồng thời cung cấp dinh dưỡng thích hợp. Việc tuân thủ các biện pháp an toàn tốt nhất cho phép ngành đáp ứng nhu cầu sản xuất có trách nhiệm hơn. 

 Nguồn thông tin: AcareVietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.