Bột cá là một loại phụ gia giàu đạm thường dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bột cá có vai trò quan trọng, có nhiều loại khác nhau và quy trình sản xuất phức tạp. Hãy cùng Phú An Khánh tìm hiểu trọn bộ thông tin về bột cá trong bài viết này nhé!
Contents
Bột cá là gì?
Bột cá là một loại phụ gia thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ những phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến cá như đầu, vi, xương… hoặc cá tạp nguyên con như cá đù, cá mòi, cá dìa… vv. Riêng loại bột cá Việt Nam, nguyên liệu sản xuất chính từ cá biển (cá nước mặn) và cá tra (cá nước ngọt).
Bột cá giàu chất đạm, béo, và các axit amin thiết yếu nên thường được bổ sung trong công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… vv.
Bột cá sẽ có dạng bột hoặc bánh sau khi nghiền khô cá, áp dụng cho tùy mục đích sử dụng và điều kiện lưu trữ và bảo quản.
Có những loại bột cá nào trên thị trường?
Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại bột cá, phân loại chủ yếu dựa vào tỷ lệ đạm:
- Bột cá 60% đạm
- Bột cá 62% đạm
- Bột cá 64% đạm
- Bột cá 65% đạm
- Bột cá > 67% đạm
Ngoài ra, còn có loại bột cá phân loại theo độ mặn gồm 2 loại:
- Bột cá nhạt (độ mặt <5%, protein >50%)
- Bột cá mặn (được nghiền từ cá nguyên con muối mặn từ 12 – 14h)
Công dụng của bột cá trong chăn nuôi
Việc bổ sung bột cá vào thức ăn chăn nuôi có công dụng kích thích sự thèm ăn, tăng trưởng nhanh, tăng đề kháng… cho vật nuôi. Cụ thể:
- Bột cá có mùi thơm nên kích thích vật nuôi thèm ăn, đặc biệt hiệu quả cho tôm và các loại thủy hải sản.
- Bột cá giàu đạm giúp vật nuôi phát triển nhanh trong giai đoạn đầu đời và sinh sản tốt
- Bột cá chứa nhiều axit amin nên giúp vật nuôi có hệ miễn dịch tốt
Ưu điểm và khuyết điểm của bột cá
Ưu điểm:
- Giàu đạm
- Giàu axit béo
- Kích thích và dẫn dụ tốt
Khuyết điểm:
- Nguồn cung đang dần khan hiếm
- Giá thành cao
- Có nguy cơ tiềm ẩn tác nhân gây bệnh như khuẩn Salmonella,…
- Khó bảo quản, dễ ôi thiu và thối rữa
Quy trình sản xuất bột cá
Bột cá được sản xuất với quy trình 8 bước sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu và thiết bị
- Hấp/Nấu chín
- Ép tách dầu
- Làm tơi
- Sấy khô
- Nghiền mịn
- Đóng gói
- Kiểm tra chất lượng
Chi tiết các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và thiết bị
Chuẩn bị cá bao gồm những loài cá tạp như cá mòi, cá phèn, cá đù… và phụ phẩm xương, thịt, đầu, vây cá từ ngành công nghiệp chế biến cá. Nếu dự trữ, cá tươi nên được bảo quản bằng nước đá và muối trong điều kiện không dùng quá 15% muối vì sẽ làm mất chất đạm và vitamin có trong cá.
Rửa sạch cá khỏi các tạp chất như bùn, đất… sau đó cắt khúc nhỏ từ 3-5cm để dễ dàng trong quá trình chế biến.
Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm máy ép, máy gia nhiệt, máy ly tâm, máy đánh tơi, máy sấy, máy nghiền…
Bước 2: Hấp/Nấu chín
Sau khi chuẩn bị và làm sạch, cá được hấp trong khoảng 20 phút trong 90- 95 độ C để làm chín, khử mùi tanh, và diệt khuẩn. Khi chín, các phần thịt, da, xương cá sẽ tách khỏi nhau để quá trình ép tách diễn ra thuận lợi hơn.
Bước 3. Ép tách dầu và dịch
Sau khi nấu chín, tiến hành ép và tách dầu, dịch ra khỏi xương và thịt cá để sau khi ép tách, giữ được độ ẩm tối ưu khoảng 50-55%.
Có 2 cách để ép tách dầu và dịch:
- Ép thủy thực
- Quay ly tâm
Dầu và dịch cá sau ép, sẽ tiếp tục quy trình khác để thu riêng dầu sau đó được đóng can để dùng trong thức ăn chăn nuôi. Riêng dịch sẽ tiếp tục được sấy khô.
Bước 4. Làm tơi
Sau khi tách ép dầu, dùng máy đánh tơi bã cá để dễ dàng sấy khô ở giai đoạn sau
Bước 5. Sấy khô
Có thể dùng các phương pháp sấy như sấy thùng quay, sấy tầng sôi, phơi nắng, tủ sấy… với nhiệt độ trong khoảng 70 – 100 độ c cho đến khi bột cá đạt đến độ ẩm tối thiểu để dễ nghiền mịn ở công đoạn tiếp theo.
Bước 6. Nghiền mịn
Cá đã khô được đưa vào máy nghiền để nghiền mịn thành bột. Độ mịn tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất.
Bước 7. Đóng gói
Sau khi nghiền thành bột mịn, tiến hành đóng gói bột cá vào bao bì để bảo quản, dự trữ và dễ vận chuyển. Tùy đơn vị sản xuất, bột cá có thể đóng thành bao khoảng 25kg, 30kg…
Bước 8. Kiểm tra chất lượng
Bột cá cần được kiểm định chất lượng chi tiết các hàm lượng sau mỗi lô sản xuất bao gồm protein, độ ẩm, chất béo, các yếu tố gây hại khác (nếu có)… để đảm bảo đạt chuẩn trước khi sử dụng cho vật nuôi.
Sản phẩm nào có thể thay thế bột cá?
Khuynh hướng của ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm chăn nuôi nói riêng luôn mong muốn tìm kiếm các sản phẩm để tối ưu hóa sản xuất, nghĩa là giá đầu vào thấp nhất, sản lượng cao nhất với chất lượng cao hơn hoặc ít nhất là tương đương.
Hiện nay, giá bột cá ngày càng cao khi nguồn cung ngày càng khan hiếm. Chính vì thế, việc tìm kiếm những sản phẩm thay thế một phần hoặc hoàn toàn là điều tất yếu.
Một số nguyên liệu và phụ gia đến nay đã được sử dụng rộng rãi bởi các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là sản xuất thức ăn thủy sản bao gồm:
- Bột đậu nành
- Bột hạt cải dầu
- Bột đậu phộng
- Đặc biệt là các loại đạm đơn bào như FML, Ajitein và Vedafeed
Với đa dạng thức từ lỏng, bột mịn và viên và tỷ lệ đạm phong phú từ 25%, 52% đến >60%, đạm đơn bào đang có dấu hiệu tích cực khi trở thành nguồn nguyên liệu thay thế một phần bột cá trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Riêng đạm viên Vedafeed tỷ lệ >60% đạm nhận được nhiều phản hồi tốt từ các đơn vị sản xuất cám cá trên khắp cả nước nhờ:
- Tỷ lệ đạm cao
- Mùi thơm ngọt tỷ lệ dẫn dụ cao
- Màu sắc phù hợp để làm cám viên tối màu.
Để được tư vấn kỹ hơn cũng như nhận sản phẩm mẫu cùng bảng test chất lượng chi tiết, vui lòng liên hệ Phú An Khánh qua:
- Hotline: 094 118 17 15 – 091 670 10 99
- Zalo OA: zalo.me/2663064094813696270
- Fanpage: https://www.facebook.com/PhuAnKhanh
Như vậy, bột cá là một sản phẩm giàu protein phù hợp để phối trộn vào khẩu phần ăn cho vật nuôi đặc biệt trong những giai đoạn nhạy cảm như đầu đời hoặc sinh sản… Mặc dù vậy, bột cá cũng có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, tùy mục đích sử dụng mà các đơn vị có thể cân nhắc. Với sự khan hiếm như hiện nay, giá bột cá trở nên cao hơn trước và việc tìm kiếm các sản phẩm thay thế một phần cũng là một lựa chọn để tối ưu sản xuất, trong đó đạm đơn bào như FML, Ajitein hay Vedafeed đáng để đưa vào danh sách. Hy vọng bài viết này có thể giúp quý vị hiểu hơn về bột cá nói chung cũng như quy trình sản xuất bột cá nói riêng.
Hãy theo dõi Phú An Khánh để đón đọc thêm nhiều tin tức mới nhé!