Theo nhiều báo cáo chứng minh, cho bò ăn cỏ ủ chua có thể giúp bò tăng trọng cao hơn đến 20%. Với nguyên liệu dễ tìm kiếm như cỏ voi, hay dịch đạm đơn bào FML có giá thành tốt, và hiệu quả cực tốt khiến cho cỏ ủ chua trở thành thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của bò.
Vậy cách làm cỏ ủ chua có đơn giản không và thực hiện như thế nào? Những thông tin chi tiết về hàm lượng dinh dưỡng của cỏ ủ chua, tại sao nên cho bò ăn cỏ ủ chua thường xuyên? Hôm nay, bà con hãy cùng Phú An Khánh tìm hiểu bài viết bên dưới để thực hiện cỏ ủ chua bằng dịch đạm đơn bào FML nhé!
Contents
1. Tại Sao Lại Ủ Chua Cỏ?
Theo kinh nghiệm của nhiều bà con nông dân, việc trồng quá nhiều cỏ voi nhưng không sử dụng hết sẽ rất lãng phí. Chính vì vậy, phương pháp ủ chua cỏ voi ra đời. Việc này giúp bà con bảo quản, dự trữ cỏ voi trong thời gian dài tốt hơn.
Không những thế, việc ủ chua cỏ voi thông qua quá trình lên men yếm khí còn giúp mang lại hiệu quả chăn nuôi tốt hơn so với dùng cỏ tươi
2. Hàm Lượng Dinh Dưỡng Của Cỏ Voi Như Thế Nào?
Cỏ voi là loại cây thân thảo có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Chính vì vậy, cỏ voi trở thành loại thức ăn tốt nhất cho động vật ăn cỏ, gia cầm, cá trắm cỏ… Bà con có thể cho động vật ăn cỏ voi tươi, khô, bột khô hoặc ủ chua đều được.
Trong đó, hàm lượng dinh dưỡng ở mỗi loại sẽ khác nhau, chẳng hạn:
- Ở cỏ tươi: Hàm lượng protein thô 4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%.
- Ở cỏ khô: Hàm lượng protein thô 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%
Tuy nhiên, vốn dĩ cỏ voi là loại cỏ có lá cứng, vị khá nhạt nên gia súc thường không thích ăn cho lắm. Chính vì vậy, phương pháp ủ chua có thể giúp bà con khắc phục được nhược điểm này vì nó làm mềm cỏ, đặc biệt là gia tăng mùi thơm nhờ dịch đạm đơn bào FML dùng để ủ chua, và có thểm nhiều chất dinh dưỡng vi khuẩn lên men lactic. Nhờ đó mà động vật sẽ thích ăn hơn, ăn được nhiều hơn.
Mặc dù vậy, bà con cũng không nên sử dụng hoàn toàn cỏ ủ chua này để thay thế cho thức ăn thô xanh bởi vì nó dễ khiến động vật bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa. Cách tốt nhất vẫn nên đan xen các loại thức ăn cho nhau để đảm bảo động vật phát triển tốt.
3. 5 Bước Ủ Chua Cỏ Đơn Giản Cho Bà Con
Ủ chua yêu cầu bắt buộc phải băm nhỏ cỏ trước khi ủ Kỹ thuật ủ chua
3.1. Nguyên Liệu:
Đầu tiên, bà con cần chuẩn bị sẵn nguyên liệu để bắt đầu ủ chua:
- Cỏ voi: 120 kg.
- Đạm đơn bào FML: dưới 6kg tùy theo công thức riêng của mỗi trang trại. Lưu ý không bao giờ được sử dụng quá 6kg đạm với lượng cỏ voi như trên.
- Cám gạo/Cám ngô: 1 – 2 kg
- Muối ăn: 0,5 – 1 kg
- Túi ủ chua: 3 – 4 chiếc
3.2. Cách Làm:
- Bước 1: Xử lý nguyên liệu đã chuẩn bị
Trong kỹ thuật ủ chua, bà con lưu ý phải luôn băm nhỏ cỏ voi. Vì vậy, bà con có thể băm nhỏ cỏ voi thành những đoạn ngắn khoảng 2-5 cm bằng dao hoặc máy băm để tiết kiệm công sức và thời gian.
Ngoài ra, bà con cũng có thể tận dụng thêm những phụ phẩm nông nghiệp khác như rau, rơm rạ, thân ngô hay lạc… để ủ cùng làm thức ăn cho gia súc.
- Bước 2: Tiến hành trộn nguyên liệu
Bà con dùng cỏ đã băm nhỏ trộn đều lần lượt với nguyên liệu: muối ăn, cám ngô/cám gạo và dịch đạm đơn bào FML theo khối lượng đã chuẩn bị.
Sau khi trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau, bà con kiểm tra độ ẩm, nếu đạt 40% thì đúng và đủ yêu cầu. Bà con có thể dùng nhiệt kế đo độ ẩm hoặc ước lượng bằng tay theo kinh nghiệm dân gian bằng cách nắm nguyên liệu bằng tay và thả ra
– Nếu giữ nguyên hình dạng thì đạt yêu cầu.
– Nếu chảy nước thì quá ướt, chưa đạt yêu cầu. Khi đó, bà con cần bổ sung thêm cỏ hoặc cám mì/cám gạo.
– Nếu vỡ ra thì quá khô. Khi đó, bà con cần thêm nước sạch để đảm bảo đạt độ ẩm yêu cầu.
- Bước 3: Tiến hành ủ chua
Sau khi đã trộn đều nguyên liệu và đạt đủ độ ẩm yêu cầu, bà con cho tất cả nguyên liệu vào túi ủ chua, liều lượng khoảng 30 – 50kg/túi.
Cứ xếp khoảng 15 – 20cm thì nén chặt một lần để không khí thoát hết ra ngoài
Tiếp đến, phủ một lớp rơm khô khoảng 5cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua, vuốt hết không khí rồi buộc chặt miệng túi bằng dây cao su.
Sau 7 ngày khối ủ sẽ xẹp bớt xuống thì tiếp tục nén chặt thêm khối ủ, nén càng chặt, loại bỏ tối đa lượng không khí có trong túi thì chất lượng ủ chua sẽ đạt tốt nhất.
- Bước 4: Đóng túi ủ chua
Khi đã đầy túi, bà con buộc thật chặt miệng túi để tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm khí sinh trưởng tốt hơn trong quá trình ủ.
Trong quá trình ủ thì cỏ voi thì cỏ vẫn thả oxy/hô hấp nên túi sẽ bị đầy hơi và căng ra. Khi đó, bà con cần quan sát kỹ thường xuyên để xả khí và buộc chặt lại.
- Bước 5: Bảo quản
Để bảo quản, bà con nên lưu ý những điểm sau đây:
– Để cỏ ủ chua ở nơi có mái che, râm mát
– Tránh ánh nắng trực tiếp
– Tránh mưa ngấm vào túi ủ chua, ảnh hưởng đến độ ẩm và độ đạt yêu cầu của cỏ ủ chua
– Đề phòng chuột, gián, các loài gặm nhấm cắn thủng túi ủ chua
– Sau những lần lấy cỏ u chua cho bò, dê… ăn, bà con cần buộc kỹ và chặt miệng túi tránh làm hỏng cỏ đã ủ, cũng như giúp bảo quản được lâu hơn.
4. Hướng Dẫn Bà Con Cho Động Vật Ăn Cỏ Ủ Chua
Quá trình ủ chua cỏ voi thường diễn ra trong 15 đến 20 ngày sẽ thành phẩm. Khi đó, bà con có thể tiến hành lấy cỏ ủ chua cho gia súc ăn. Và cách cho động vật ăn như sau
- Ngày đầu: cho ăn lượng nhỏ để cho gia súc quen dần
- Ngày 2 – ngày 3: Tăng dần đều lượng cỏ ủ chua
- Ngày 4: Cho ăn lượng cỏ ủ chua tối đa mà động vật có thể ăn
Lượng cỏ ủ chua cho gia súc cụ thể như sau:
- Trâu, bò: 7 – 12 kg
- Bê, nghé: 4 – 7 kg.
LƯU Ý:
- Bà con lưu ý, ngoài cỏ ủ chua bà con vẫn nên cho gia súc, vật nuôi ăn thêm cỏ xanh, rơm và các loại thức ăn khác để tránh vật nuôi gặp các vấn đề về tiêu hóa.
- Đặc biệt là đối với gia súc đang mang thai thời kỳ cuối, gia súc đang nuôi con, hoặc các động vật non như bê, nghé…, động vật đang bị tiêu chảy thì KHÔNG NÊN (HOÀN TOÀN KHÔNG) cho ăn cỏ ủ chua.
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín.