Giai đoạn đầu đời khá quan trọng đối với việc chăn nuôi thương phẩm. Chính vì vậy, dinh dưỡng cho những loài thú non cũng cần được đảm bảo đủ các dưỡng chất. Hôm nay, hãy cùng Phú An Khánh tìm hiểu về những yếu tố dinh dưỡng quan trọng dành cho heo con mà không phải ai cũng biết!

dinh dưỡng cho heo con

Yếu tố dinh dưỡng hiệu quả cho heo con

Để đảm bảo heo con phát triển tốt, cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố dinh dưỡng như năng lượng, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là protein.

Protein (đạm)

Nhóm thức ăn giàu đạm là cực kỳ cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày của heo con. Protein là dưỡng chất thiết yếu thúc đẩy sự phát triển, hình thành tế bào, mô, cơ quan cụ thể là lông, da, thịt và xương… cho heo. Muốn heo con nhanh lớn thì nhất thiết phải bổ sung thức ăn giàu đạm. Mặc dù vậy cũng không nên cho quá 10% đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Nếu không được cung cấp đủ khẩu phần đạm, heo con có thể chậm lớn, còi cọc và gặp nhiều vấn đề trong việc hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Một số loại nguyên liệu/phụ gia hiện nay chứa protein cao, có thể dùng để phối trộn vào thức ăn cho heo con như:

  • Bột cá: Protein khoảng 51%
  • Bột xương thịt: Protein khoảng 59%
  • Bột đậu nành: Protein khoảng 33%
  • Bột đậu xanh: Protein khoảng 14%
  • Đạm đơn bào: Protein dao động từ 25%, 52% đến 60% (tùy loại)

Trong đó, đạm đơn bào hiện nay đang được ưa chuộng hơn vì có giá thành rẻ và biến động giá thấp, đảm bảo an toàn, nguồn cung ổn định…

>>> Để đọc thêm về đạm đơn bào, vui lòng nhấp vào bài viết này: 

Đạm Đơn Bào Là Gì? – Giải Pháp Thay Thế Đạm Động Vật Trong Sản Xuất TĂCN 

Để được tư vấn giải pháp đạm đơn bào trong việc thay thế đạm động vật, vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Phú An Khánh

Tinh bột

Nhóm thức ăn giàu tinh bột cũng quan trọng không kém protein vì nó giúp cung năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Hơn thế, tinh bột còn giúp cơ thể heo con điều hòa nhiệt và cân bằng nhiệt trong cơ thể.

Khi heo con được ăn nhiều tinh bột mà không hoạt động để tiêu hao hết năng lượng thì sẽ được chuyển hóa thành mỡ dự trữ khiến heo nhanh béo (do tích mỡ).

Quan trọng hơn, nếu thiếu chất tinh bột này thì heo con sẽ không thể hấp thụ được protein khiến heo gầy gò, dễ kiệt sức.

Một số nguyên liệu chứa lượng tinh bột dồi dào có thể bổ sung cho heo con như:

  • Cám
  • Ngô
  • Tấm
  • Các loại củ như: sẵn, khoai, dong riềng…
  • Các phụ phẩm như: Bã đậu, mật rỉ đường, 

Khoáng chất

Khoáng chất cần được bổ sung trong khẩu phần ăn cho heo con giúp đảm bảo sự phát triển của heo, đảm bảo năng suất thịt. Cũng như giúp heo không bị suy nhược, không phát sinh các bệnh như bại liệt, lao…

Tỷ lệ khoáng chất nên đảm bảo từ khoảng 0.5 – 1% trong khẩu phần ăn hằng ngày cho heo con. 

Chất khoáng gồm 2 nhóm, có thể bổ sung cho heo con như:

Khoáng đa lượng: Ca (canxi), P (phốt pho), Cl (Clo), Mg (magiê).

  • Canxi (Ca): Ca cùng với phốt pho (P) cấu tạo nên xương, răng và có trong máu, trong tế bào. Nguồn cung cấp canxi cho heo thường là vôi bột (vôi tã), vỏ sò nghiền sống, mai mực…
  • Phốt pho (P): Cùng với Ca giúp cho heo nái dễ thụ thai, heo thịt phát triển xương. Tác dụng của P thường cân đối với Ca như sau: Ca/P = 1,4.

Khoáng vi lượng: Đồng, Sắt, Coban, Mangan. Số lượng khoáng vi lượng trong cơ thể heo cần rất ít nhưng tác dụng rất lớn. Trong thức ăn thực vật, rau cỏ tươi có nhiều khoáng vi lượng. Nhu cầu các chất khoáng vi lượng trong thức ăn hỗn hợp cho heo tính theo thức ăn khô không khí (NRC 1998).

Vitamin

Cơ thể heo còn cần các loại vitamin để phát triển, sinh sản và phòng ngừa bệnh tật, tỷ lệ vitamin trong khẩu phần ăn 0,5 – 1%. Các vitamin vào cơ thể heo dưới dạng premix bổ sung hoặc qua nguồn thức ăn hàng ngày, gồm:

  • Vitamin A: Có trong ngô vàng, cám gạo, các loại rau cỏ tươi non, trong dầu gan cá. Thiếu Vitamin A heo không lớn, còi, mặt sưng (nhìn quáng gà) mắt khô, heo đi đứng xiêu vẹo, chân cứng đơ nhất là chân sau, heo con tiêu chảy, chết dần.
  • Vitamin B: Chủ yếu là B1 và B2. Những vitamin này có trong cám gạo, bột cá, bột đỗ tương, lạc, các loại men, bã bia rượu. Vitamin B1 có tác dụng tham gia đồng hóa thức ăn bột đường. Thiếu Vitamin B1 và B2 heo ăn ít, xuống cân, chân đi không vững; Heo yếu chân sau.
  • Vitamin D: Có tác dụng đồng hóa Ca, P. Thiếu Vitamin D heo con gầy yếu, khớp xương sưng, xương mềm làm heo què, lê trên đầu gối hai chân trước, kêu la và mặt sưng phù.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của heo con

Giai đoạn heo con phải thay đổi chế độ dinh dưỡng từ sữa mẹ sang thức ăn thô hỗn hợp là giai đoạn khó khăn nhất vì có thể khiến heo stress, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Hơn thế nữa, ở giai đoạn trước và sau cai sữa, sức đề kháng của heo cũng giảm nhiều do:

  • Tách mẹ
  • Tách đàn, ghép đàn
  • Thay đổi không gian sống
  • Chuyển đổi thức ăn
  • Tiêm phòng

Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng khác như: nhiệt độ, mùi, mật độ nuôi, tiếng ồn, không khí… 

Những lưu ý khi thực hành dinh dưỡng cho heo con

  • Heo con vừa tách mẹ ít có khả năng tiêu hóa chất xơ nên chú ý đến tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn để giúp heo con tránh tình trạng khó tiêu, bệnh đường ruột, kém phát triển
  • Cung cấp lượng nước tương đương lượng thức ăn theo tỷ lệ 1:1. Không được heo con uống quá nhiều nước vì dễ dẫn đến việc khó tiêu hóa, hấp thụ chất kém và gặp nhiều triệu chứng bệnh lý không đáng có. 
  • Nên cho ăn đúng kỹ thuật bằng cách chia 1 khẩu phần ăn thành nhiều phần với lượng vừa phải và cho ăn nhiều lần trong ngày. 
  • Nên cho heo con ăn đúng giờ giấc để tạo thói quen tốt cho heo và giúp hệ tiêu hóa của heo con được thích nghi tốt.

Hy vọng, qua bài viết này Phú An Khánh có thể giúp quý vị hiểu hơn về những yếu tố dinh dưỡng hiệu quả cho heo con. Để được tư vấn kỹ hơn về các nguyên liệu bổ sung đạm và năng lượng có giá thành tốt nhất thị trường, vui lòng liên hệ chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Phú An Khánh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.