Trong nhiều năm gần đây, ruồi lính đen trở nên phổ biến với nhiều hộ chăn nuôi nhờ sự dễ nuôi, phát triển nhanh và ấu trùng của chúng lại mang lại giá trị kinh tế cao khi vừa có thể làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, thủy sản vừa có thể dùng để xử lý chất thải hữu cơ nông nghiệp, làng nghề.
Đã có rất nhiều hộ chăn nuôi làm giàu nhờ mô hình nuôi ruồi lính đen. Hôm nay hãy cùng Phú An Khánh tìm hiểu về thức ăn cho ruồi lính đen và kỹ thuật nuôi chi tiết được tiết lộ từ chuyên gia nhé!
Contents
Ruồi lính đen là con gì?
Ruồi lính đen hay còn gọi là ruồi đen tiếng Anh là Black Soldier Fly. Tên khoa học của loài này là Hermetia Illucens.
Ấu trùng của ruồi đen thường được ứng dụng trong xử lý chất thải hữu cơ, nông nghiệp hay làm thức ăn trong chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản…
Đặc điểm ruồi lính đen
Ruồi lính đen có thể dễ dàng phân biệt với nhặng xanh, ruồi nhà nhờ các đặc điểm như:
- Toàn thân màu đen khi trưởng thành và có kích thước dài 12-20mm và có 2 cánh dài che phủ phần lưng.
- Ruồi lính đen trưởng thành không có miệng và dĩ nhiên là không ăn, không cắn phá, không gây hại con người, cây trồng và vật nuôi. Do vậy, ít bay lung tung hay đậu vào thức ăn và dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi.
- Vòng đời kéo dài hơn 1 tháng
Đặc điểm ấu trùng của ruồi lính đen
Ấu trùng hay còn gọi là dòi, của ruồi lính đen là loài côn trùng phàm ăn vì chỉ cần 1m2 ấu trùng đã có thể xử lý xong 40kg phân lợn tươi/ngày.
Ấu trùng ruồi có đến 45% protein, 34% chất béo (có tới 54% axit lauric, có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid như virus sởi, HIV),…
Vòng đời của ruồi lính đen
Vòng đời của ruồi lính đen thường diễn ra trong vòng 45 ngày kể từ giai đoạn trứng, sau đó thành dòi/ấu trùng, kế đến là lột xác thành ruồi trưởng, sau đó đẻ trứng rồi chết đi.
Cụ thể, vòng đời của ruồi lính đen trải qua 6 giai đoạn:
- Giai đoạn trứng ruồi: tồn tại trong 4 ngày trước khi nở thành dòi/ấu trùng.
- Giai đoạn dòi/ấu trùng: tồn tại trong vòng 14 ngày trước khi trở thành sâu canxi. Ở giai đoạn này, khi ấu trùng có màu trắng thường được dùng làm thức ăn trong chăn nuôi vì có nhiều dinh dưỡng nhất.
- Giai đoạn sâu canxi: tồn tại trong 7 ngày trước khi thành kén.
- Giai đoạn kén/nhộng: tồn tại trong 5 ngày trước khi lột xác thành ruồi lính đen.
- Giai đoạn trưởng thành: sinh sống trong 5-8 ngày, không ăn uống, giao phối và đẻ trứng sau đó chết đi.
Thức ăn cho ruồi lính đen gồm những gì?
Mỗi giai đoạn khác nhau, thức ăn cho ruồi lính đen sẽ khác nhau và tỷ lệ dinh dưỡng cũng khác nhau để đáp ứng sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Thức ăn có thể gồm mùn, bã hữu cơ như bã bia, bã sắn, bã đậu nành…
Ở giai đoạn nhộng, có thể kết hợp cho ăn thêm các loại thức ăn như cám mì, cám gạo… Bên cạnh đó, có thể kết hợp các loại chất thải hữu cơ như rau củ quả, xác động vật, phế phẩm lò mổ, phân động vật… để tiết kiệm chi phí. Ở giai đoạn này, hầu như có thể xử lý được hầu hết các loại thức ăn khác nhau.
Hiện nay, Phú An Khánh là nhà phân phối các nguyên liệu và phụ gia uy tín trong ngành với hơn 10 năm kinh nghiệm. Các sản phẩm như bã nành, cám mì, cám gạo đều được chúng tôi cung cấp với số lượng lớn cho các trang trại và công ty thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các trang trại nuôi ruồi lính đen quy mô lớn.
Ngoài ra, chúng tôi còn có các sản phẩm đạm dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tương đương với hàm lượng đạm từ ấu trùng ruồi lính đen với giá thành cạnh tranh.
- Đạm dạng lỏng – FML: đạm tối thiểu 25%
- Đạm dạng bột – Ajitein: đạm tối thiểu 52%
- Đạm dạng viên – Vedafeed: đạm tối thiểu 60%
Nếu có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm đạm này, và thức ăn cho ruồi lính đen vui lòng liên hệ với Phú An Khánh qua:
- Hotline: 0941.181715
- Zalo OA: zalo.me/2663064094813696270
- Fanpage: https://www.facebook.com/PhuAnKhanh
Lợi ích của ruồi lính đen
Tưởng chừng như là một loài côn trùng có hại, nhưng ngược lại ruồi lính đen lại có nhiều lợi ích bất ngờ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
Xử lý rác thải hữu cơ
Ấu trùng của ruồi lính đen siêu phàm ăn, cứ mỗi 1m2 ấu trùng ruồi lính đen có thể xử lý xong 40kg phân lợn tươi/ngày, 14kg rác thải sinh hoạt hữu cơ và các phụ phẩm nông nghiệp, phế phẩm làng nghề khác trong vòng 24-48 tiếng.
Nhờ đặc điểm này mà có thể nói ấu trùng ruồi lính đen trở thành một trong những “chiến binh xử lý rác thải” mạnh mẽ nhất.
Các nhà khoa học hiện cũng đang nghiên cứu đặc tính này để đưa ra những phương án khai thác tối ưu và triệt để nhất để ứng dụng trong lĩnh vực chăn nuôi, nông nghiệp và làng nghề để đạt được hiệu quả cao, chi phí thấp, thân thiện với môi trường và không thải ra bất cứ chất độc thứ cấp nào.
Là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi
Ấu trùng ruồi lính đen chứa dồi dào chất dinh dưỡng, cụ thể:
- 40 -46% protein
- 9,34 mg canxi
- 34% chất béo
Nhờ vậy, ấu trùng ruồi lính đen trở thành nguồn thức ăn lý tưởng trong việc chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy hải sản. May mắn thay, loài ruồi này có thể sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, bên cạnh đó là dễ nuôi, mắn đẻ, vòng đời ngắn, ấu trùng loài này ăn tạp… nên loài này đã trở thành nguồn thức ăn dễ tìm kiếm và có giá thành rẻ.
Bảo vệ môi trường sống xung quanh
Ruồi lính đen là thiên địch của một số loài côn trùng như ruồi nhà. Chính vì vậy, nuôi ruồi lính đen có khả năng làm giảm sự có mặt của côn trùng có hại xung quanh môi trường sống, đảm bảo được sức khỏe cho con người và cải thiện chất lượng sống.
Bào chế thuốc và vacxin
Nhờ có sự dồi dào các chất cần thiết để bào chế thuốc như protein, lysine, axit lauric… nên ấu trùng ruồi lính đen thường được ứng dụng trong ngành dược để chống lại các căn bệnh như HIV, sởi… Ngoài ra chúng có sẵn trong tự nhiên, dễ nuôi nên cũng giúp giá thành rẻ hơn.
Mô hình nuôi ruồi lính đen phổ biến
Hiện nay, có 2 mô hình nuôi ruồi lính đen phổ biến bao gồm:
- Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi
- Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy ấu trùng xử lý rác thải, chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp, làng nghề…
Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen chi tiết từ chuyên gia
Mặc dù ruồi lính đen dễ nuôi và phát triển nhanh, nhưng cũng cần làm đủ và đúng các bước sau để cho ra năng suất cao nhất.
- Chuẩn bị môi trường nuôi và các dụng cụ cần thiết
- Tiến hành làm chuồng nuôi ruồi lính đen
- Chọn mua trứng ruồi lính đen
- Kỹ thuật chăm sóc và nuôi ruồi lính đen đúng cách
- Thu hoạch ấu trùng ruồi lính đen
Mô tả chi tiết:
Chuẩn bị môi trường nuôi và các dụng cụ cần thiết
Môi trường thích hợp để nuôi rồi lính đen thường vào mùa xuân, hạ và thu.
Môi trường nuôi ruồi lính đen tốt nhất là nuôi trong nhà lưới. Nhà lưới cần đảm bảo:
- Kiên cố, tránh đổ ngã khi trời mưa gió
- Độ bền cao, chịu được thời tiết mưa, nắng.
- Mắt lưới nhỏ, đảm bảo ruồi không bay ra được
- Kín và an toàn, tránh các loài động vật lớn hơn chui vào ăn ruồi như chuột, chim, thằn lằn
Bên cạnh đó, cần tạo môi trường có độ ẩm cao ngay tại phần mùn bã hữu cơ lót bên dưới để ấu trùng ruồi lính đen sinh trưởng tốt nhất.
Ngoài ra cần chú ý nơi xây dựng chuồng nuôi ấu trùng ruồi lính đen có thể đảm bảo những tiêu chí sau:
- Chuồng nuôi cần xây dựng ở nơi cao ráo, mát mẻ, dưới tán cây và khuất gió.
- Không bị ngập nước, đặc biệt khi trời mưa.
- Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Không bị dột
Chuồng nuôi có thể được xây dựng riêng biệt hoặc kết hợp trong khu chăn nuôi cùng với các chuồng gia súc, gia cầm hoặc bên dưới sàn nuôi gia cầm.
Tiến hành làm chuồng nuôi ruồi lính đen
Tiến hành xây bể gạch, xi măng trán láng bề mặt với chiều cao bể khoảng 20cm, diện tích bể khoảng 5m2 cho mỗi 100g trứng ruồi lính đen.
Tùy điều kiện, có thể xây trụ chuồng bằng bê tông, lợp thêm mái ngói/tôn/tranh/tre/rơm rạ… nhưng phải đảm bảo thoáng, không bị dột.
Đến giai đoạn phát triển thành ruồi trưởng thành có cánh và bắt đầu sinh sản, cần tiến hành làm lồng lưới (trong điều kiện quy mô nuôi nhỏ, kinh tế hạn hẹp):
- Kích thước khoảng 1m x 2m x 2,3m (rộng x dài x cao)
- Lưới xăm lỗ dày để tránh ruồi bay ra ngoài
- Có may cửa khóa kéo (có thể sử dụng vải màn tuyn)
- Cứ 3 bể nuôi ấu trùng cần 1 lồng lưới rộng khoảng 3m2 để phát triển tái đàn.
Nếu quy mô nuôi lớn, điều kiện kinh tế cao, có thể xây dựng nhà lưới lớn hơn:
Sau đó, chuẩn bị thêm các dụng cụ khác để bắt đầu quá trình nuôi bao gồm:
Khay nhựa/thùng xốp để chứa kén/nhộng ruồi (mục đích đưa vào lồng lưới sinh sản dễ dàng hơn). Kích thước khay khoảng 40x60cm.
Giá đẻ trứng cho ruồi. Có thể sử dụng khoảng 20 tấm bìa cứng hoặc tấm/thanh gỗ được ghép lại với nhau (có thể bắt vít/nẹp bằng seal nhựa) sao cho kích thước khoảng 40 x 5 x 0,5cm và khoảng cách giữa các thanh là 1cm.
Chọn mua trứng ruồi lính đen
Sau khi chuẩn bị sẵn sàng chuồng nuôi, cần tiến hành chọn mua trứng ruồi lính đen tại những cơ sở cung cấp trứng ruồi uy tín. Giá cả trứng ruồi có thể dao động từ 3.000 – 4.000đ/gam, còn ấu trùng thì dao động từ 30 – 60 nghìn đồng/kg.
Tiến hành chăm sóc và nuôi ruồi lính đen
Quy trình nuôi ruồi lính đen thường trải qua 3 giai đoạn chính:
- Ủ trứng
- Nuôi ấu trùng
- Nuôi ruồi lính đen trưởng thành sau đó cho giao phối sinh sản
Ủ trứng
Bước 1. Chuẩn bị tổ ấp trứng ruồi
Tổ ấp trứng ruồi lính đen là chất nền thức ăn để trong khay
- Chất nền có thể bao gồm cám gạo, cám cho gà, bột ngô, bã bia… có độ ẩm từ 50-80%
- Tỷ lệ trộn giữa thức ăn:nước là 1:1.
- Chất nền phải đảm bảo mềm, ẩm, tơi
- Độ dày chất nền không quá 5cm
Lưu ý:
- Nếu chất nền là thức ăn cho gà thì loại này thường nhanh khô, đặc biệt ở những khu vực có khí hậu nóng nên sẽ khiến chất nền cứng. Con non vừa nở sẽ khó sống.
- Nếu chất nền quá ướt cũng sẽ khiến con non mới nở chết đuối.
Bước 2. Đặt trứng ruồi lính đen vào khay chất nền
Để giúp trứng ruồi nở thành công và tăng tỷ lệ sống sót cho ấu trùng, cần đảm bảo trứng ruồi không tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng của chất nền. Bởi vì, trong chất nền thường chứa đạm và muối nên có thể gây hỏng trứng.
Cách tốt nhất là sử dụng giấy/lưới mỏng có độ ẩm đặt trên bề mặt chất nền, sau đó mới đặt trứng lên trên tạo thành cấu trúc 3 lớp là lớp 1 trứng ruồi, lớp 2 lớp giấy/lưới mỏng, lớp 3 ổ ấp trứng đã được tạo ra. Do đó, khi chất nền ẩm ướt có thể thấm dần qua lớp thứ 2, rồi mới đến lớp trứng giúp trứng không bị hư hại.
Bước 3. Chăm sóc trứng
- Đảm bảo nhiệt độ trong khoảng 25-30 độ C, môi trường thoáng mát, không tiếp xúc với nắng mặt trời.
- Phun nước ngày từ 2 -3 lần vào chất nền để giữ độ ẩm
- Lưu ý loại bỏ xác ruồi lính đen trưởng thành ra khỏi trứng vì điều này có thể thu hút kiến đến tổ ấp.
Một số lưu ý khác
- Nhiệt độ càng ấm áp thì trứng ruồi có xu hướng nở nhanh hơn.
- Nhiệt độ càng thấp thì trứng ruồi nở chậm hơn, tỷ lệ nở thành ấu trùng ruồi bị giảm.
- Tránh nhiệt độ quá cao khiến trứng bị sốc nhiệt và chết
- Đặc biệt tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào trứng. Chỉ cần 5-10p chiếu nắng là trứng có thể chết hoàn toàn
- Tránh tiếp xúc tay người vào trứng vì chúng mềm, hơn nữa nhiệt độ của con người cũng có thể ảnh hưởng tới trứng
Nuôi ấu trùng
- Trứng ruồi lính đen sẽ nở thành ấu trùng sau khoảng 3-4 ngày. Sau đó, theo bản năng chúng sẽ tự bò xuống phần chất nền đã chuẩn bị để ăn.
- Sau 2 ngày, đưa khay ấu trùng vào bể nuôi/chuồng nuôi đã chuẩn bị.
- Thức ăn trong bể cho ấu trùng rất đa dạng từ cám gạo, bã nành, bã bia, phân động vật, thức ăn thừa, phế phẩm lò mổ, rau củ quả, xác động vật…
Lưu ý:
- Luôn đảm bảo độ ẩm thức ăn trong bể từ 80-85%
- Quan sát trạng thái thức ăn trong bể. Nếu chuyển sang màu đen nghĩa là ấu trùng đã ăn hết cần bổ sung thêm thức ăn mới với độ ẩm tiêu chuẩn.
- Cần xay nhỏ, nhuyễn càng tốt để ấu trùng có thể dễ dàng xử lý thức ăn nhanh chóng
- Sau 14 ngày, ấu trùng sẽ phát triển thành sâu canxi màu trắng/vàng đục. Giai đoạn này có thể thu hoạch để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và các loại thủy sản.
- Sau 14 ngày tiếp nữa, chúng sẽ phát triển thành nhộng đen
- Sau 7 ngày kế tiếp, nhộng đen sẽ lột xác thành ruồi lính đen trưởng thành.
Nuôi ruồi lính đen trưởng thành sau đó cho giao phối sinh sản tái đàn
Khi ấu trùng đã hóa nhộng đen, tiến hành thu hoạch cho vào khay để cho vào nhà lưới.
Sau khi nở thành ruồi lính đen trưởng thành, chúng sẽ tìm bạn tình để giao phối và sau 3-5 ngày thì đẻ trứng. Bình quân sẽ có từ 400-800 trứng/con cái.
Tập tính của ruồi thường đẻ trứng ở những nơi có mùi thức ăn phân hủy. Vì vậy cần chuẩn bị chất dẫn dụ để ruồi đẻ như sau:
- Cần các thùng chứa
- Thùng chứa có chất thải đang phân hủy như xác động vật, bã bia, thức ăn nông nghiệp… đã được lên men
- Cho nước vào thùng chứa để làm sệt chất thải và ủ chua trong khoảng 2-3 ngày cho lên men
- Cho thùng chứa chất thải đang phân hủy vào nhà lưới
- Đặt các giá thể đẻ trứng lên trên thùng chứa
Lưu ý:
- Không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhà lưới đặc biệt là giá thể đẻ trứng
- Đảm bảo nhiệt độ từ 30-32 độ C cho nhà lưới
- Phun nước tạo độ ẩm bên trong và xung quanh nhà lưới giúp tăng khả năng sinh sản
Thu hoạch ấu trùng ruồi lính đen
Sau khi đẻ trứng, ruồi lính đen trưởng thành sẽ chết đi. Tiến hành thu hoạch trứng để tiếp tục nuôi thành ấu trùng. Mục đích chính của việc nuôi ruồi lính đen cũng chính là thu hoạch ấu trùng để làm thức ăn chăn nuôi hoặc xử lý rác thải nông nghiệp.
Trung bình 100g trứng ruồi lính đen sẽ có thể cho ra 250 – 300kg ấu trùng.
Khi thu hoạch ấu trùng, dùng xẻng xúc hỗn hợp ấu trùng và bã thức ăn mà chúng đang ăn để sàng lọc dễ dàng hơn giữa ấu trùng và bã thức ăn thừa.
Dùng sàng lọc có kích thước nhỏ hơn ấu trùng để thu được ấu trùng
Trung bình thời gian thu hoạch ấu trùng từ giai đoạn trứng đến ấu trùng là khoảng 25 – 35 ngày.
Tóm lại, thức ăn cho ruồi lính đen trong từng giai đoạn là vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu suất cũng như hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Hy vọng qua bài viết này, quý vị đã có thêm những thông tin bổ ích và chi tiết về thức ăn cho ruồi lính đen cũng như kỹ thuật nuôi ruồi lính đen.
Hãy theo dõi Phú An Khánh để đón đọc thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!