Mặc dù vỏ yến mạchvỏ đậu nành là nguồn chất xơ có giá trị nhưng chúng lại khác nhau về thành phần dinh dưỡng, giá thành và tính khả dụng.

Trong thời gian gần đây, vỏ yến mạch trở nên rầm rộ như một giải pháp mới giúp thay thế về mặt chi phí và bền vững cho các nguồn chất xơ có giá thành cao hơn ví dụ như vỏ đậu nành trong thức ăn chăn nuôi.

Mặc dù cả 2 loại này đều là nguồn chất xơ có giá trị trong việc lên công thức thức ăn chăn nuôi nhưng chúng lại có sự khác nhau về thành phần dinh dưỡng, chi phí và tính khả dụng.

Câu hỏi đặt ra cho bộ phận R&D nói chung hay những người lập công thức thức ăn chăn nuôi nói riêng đó là liệu vỏ yến mạch có thể thay thế hoàn toàn hay một phần vỏ đậu nành trong chế độ ăn của gia cầm, gia súc hay không?

vỏ yến mạch
Hạt yến mạch

Thắc mắc này sẽ giải thích rõ hơn trong phần bên dưới đây.

Về mặt chi phí

Vỏ yến mạch sẽ có lợi thế hơn vì đó là phụ phẩm của quá trình chế biến yến mạch, và không có nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp như vỏ đậu nành. 

Nhờ vậy, vỏ yến mạch trở thành nguồn chất xơ hấp dẫn đối với gia cầm, động vật nhai lại và lợn – những loài vật cần nhu cầu chất xơ cao để duy trì sức khỏe đường ruột mà không cần nhiều năng lượng hoặc protein.

Mặc dù vỏ đậu nành cũng là phụ phẩm của quá trình chế biến đậu nành, nhưng nó lại có sự cạnh tranh cao do nhu cầu bột đậu nành, dầu đậu nành cao. Do vậy, đẩy giá vỏ đậu nành lên cao khiến chúng không phải là lựa chọn ưu tiên ở một số thị trường. Hơn nữa, vỏ đậu nành trải qua nhiều công đoạn xử lý nên giá thành của chúng cũng tăng cao.

Ngược lại thì vỏ yến mạch trải qua quá trình chế biến bổ sung tối thiểu giúp giảm giá thành.

Về mặt dinh dưỡng

Như đã đề cập ở trên, vỏ yến mạch và vỏ đậu nành đều cung cấp chất xơ thiết yếu, nhưng về khả năng tiêu hóa và hàm lượng năng lượng của chúng lại khác nhau.

Vỏ đậu nành có hàm lượng xơ dễ tiêu hóa hơn, cung cấp nhiều năng lượng hơn nên chúng trở nên có giá trị cao hơn trong những công thức thức ăn mang lại hiệu suất cao hơn cho gia súc lấy sữa và bò thịt. Những loài động vật này cần nhiều chất xơ giàu năng lượng hơn để tăng trưởng nhanh, tiết nhiều sữa và đó cũng chính là điểm mạnh của vỏ đậu nành.

Ngược lại, vỏ yến mạch có ít năng lượng hơn nên chỉ phù hợp với những loài động vật vật cần chủ yếu chất xơ để nhu động ruột và tăng cường sức khỏe đường ruột hơn là năng lượng, ví dụ như gia cầm và lợn.

Chi tiết hơn, vỏ yến mạch giàu chất xơ không hòa tan, hàm lượng xơ lại cao nên giúp điều chỉnh quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa. Nhờ đó đảm bảo được chức năng đường ruột hiệu quả, giảm thiểu các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Riêng với gà đẻ già, khả năng tiêu hóa cũng chậm hơn nên có thể xem vỏ yến mạch là giải pháp hợp lý để duy trì nhu động ruột và sức khỏe tổng thể.

Như vậy, mặc dù vỏ yến mạch không thể thay thế hoàn toàn vỏ đậu nành trong chế độ ăn giàu năng lượng nhưng chúng có thể thay thế một phần. Chẳng hạn như bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn dựa trên thức ăn thô cho động vật nhai lại mà không gián đoạn đến sự cân bằng năng lượng của chúng. Hay điều chỉnh quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa trong khi thúc đẩy sức khỏe đường ruột cho gia cầm mà không ảnh hưởng đến hiệu suất sinh sản.

Có thể thấy, vỏ yến mạch cũng là một trong những giải pháp tối ưu mà những nhà lập công thức thức ăn chăn nuôi đang tìm kiếm để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 

Để tìm hiểu thêm các sản phẩm giàu chất xơ đạm vui lòng liên hệ Phú An Khánh để được tư vấn, qua:

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.