Yếu tố tro thô đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chỉ tiêu chất lượng chuẩn cho thức ăn chăn nuôi liệu rằng thức ăn chứa nhiều khoáng hay ít khoáng, nhiễm đất, cát hay các tạp chất vô khoáng khác…. Vậy làm thế nào để hiểu được khái niệm của tro thô cũng như những các xác định và tiêu chuẩn của tro thô trong thức ăn chăn nuôi là gì. Hôm nay, mời quý vị theo dõi bài viết sau cùng phú an khánh nhé

Tro thô là gì? Crude Ash là gì?

Tro thô là phần cặn còn lại thu được sau khi nung* mẫu vật** ở nhiệt độ cao. Phần cặn này chứa các nguyên tố khoáng vô cơ hay chất khoáng vô cơ.

* nung theo các điều kiện quy định, ở nhiệt độ 550 độ C trong 6h đồng hồ. Thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm.

**  Mẫu vật có thể là các nguyên liệu/phụ gia dùng trong thức ăn chăn nuôi hoặc bất cứ vật chất nào cần xác định tỷ lệ tro thô.

Tro thô là gì? Crude Ash là gì?
  • Tro thô thường được biểu thị theo % khối lượng mẫu thử.
  • Tro thô hoàn toàn an toàn vì nó đơn giản là các khoáng chất tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng cho phép vật nuôi phát triển và duy trì sức khỏe.
  • Tro thô đơn giản là thước đo của tất cả các chất này trong thực phẩm

Crude ash là gì? Tro thô trong tiếng Anh là Crude ash và cũng như định nghĩa trên, crude ash là phần cặn khoáng hữu cơ thu được sau quá trình nung mẫu trong 6h dưới 550 độ C.

Phân tích thức ăn chăn nuôi – Phân tích tro thô

Protein, chất béo hoặc carbohydrate đều sẽ bị đốt cháy, để lại các khoáng chất như canxi, kali, sắt và magiê. 

Trên bao bì thức ăn cho chó/mèo hoặc các vật nuôi khác chúng ta có thể thấy rõ điều này – hầu hết sẽ liệt kê các thành phần này là tro thô, protein thô, chất béo và dầu thô, chất xơ thô và độ ẩm. Tất cả những điều này được đo trong quá trình đốt cháy.

Trong thức ăn chăn nuôi chất lượng cao thường chứa tro thô, canxi, phốt pho, sắt, đồng, kẽm, mangan, iốt, selen, coban và các khoáng chất natri.

Một số loại thức ăn không đạt chuẩn thường nhiễm đất, sạn, cát vượt mức cho phép. Để phát hiện sự có mặt của đất, cát hoặc các tạp chất vô cơ khác, người ta thường dùng axit clohydric để đốt tro thô và thu được tro tinh khiết.

Thức ăn khoáng hữu cơ có hàm lượng tro thô cao. Theo các quy định về thức ăn chăn nuôi, chúng chỉ có thể được xác định theo cách này nếu chúng chứa ít nhất 40% tro thô.

Tỷ lệ giữa protein và hàm lượng tro thô là một chỉ số đánh giá khả năng tiêu hóa của thức ăn. 

Tro thô có tốt không?

Bây giờ chúng ta đã hiểu tro thô là gì, rõ ràng là nó không hề có hại vật nuôi. Tro thô chỉ đơn giản là các khoáng chất mà vật nuôi cần để hoạt động, phát triển và duy trì sức khỏe. Nó cũng giúp hỗ trợ xương và răng chắc khỏe.

Tuy nhiên, quá nhiều tro thô có thể gây ra các vấn đề trong đường tiêu hóa của vật nuôi, cũng như ức chế việc hấp thụ các khoáng chất khác nếu có quá nhiều một loại khoáng chất nhất định. Khi hàm lượng tro thô tăng, khả năng tiêu hóa giảm. Do đó, tốt hơn hết nên phối trộn thức ăn có tỷ lệ tro thô thấp cho vật nuôi.

Tiêu chuẩn tro thô trong thức ăn chăn nuôi

Ngoài việc hiểu tro thô là gì, thì hiểu tiêu chuẩn tro thô trong thức ăn chăn nuôi cũng khá quan trọng.

Trong việc phân tích thức ăn chăn nuôi nói chung, phân tích tro thô nói riêng thường được đo lường và đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn của quốc gia/quốc tế cũng như theo một số quy định pháp luật hiện hành. 

Tro thô là gì? Crude Ash là gì?

Dưới đây là một số tiêu chuẩn Việt Nam trong việc xác định tro thô trong thức ăn chăn nuôi:

  1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng tro thô trong thức ăn chăn nuôi.

  1. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.

  1. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Tro thô (crude ash):

Cặn thu được sau khi nung ở 550oC dưới các điều kiện qui định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH Tro thô được biểu thị theo phần trăm khối lượng của mẫu thử.

  1. Nguyên tắc

Chất hữu cơ có trong phần mẫu thử được phân hủy bằng cách nung, sau đó cân lượng tro thu được.

  1. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

5.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,001 g.

5.2. Lò nung, đốt nóng bằng điện, kiểm soát được nhiệt độ và được gắn với nhiệt kế.

Lò nung khi đặt ở 550oC phải có khả năng kiểm soát sao cho nhiệt độ tại các điểm đặt chén nung vào không được chênh lệch quá 20oC so với nhiệt độ đã cài đặt.

5.3. Tủ sấy, có khả năng kiểm soát ở (103±2)oC.

5.4. Bếp điện hoặc bếp ga

5.5. Chén nung, bằng platin hoặc hợp kim vàng platin (ví dụ 10 % Pt, 90 % Au) hoặc vật liệu khác không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thử nghiệm, tốt nhất loại hình chữ nhật có diện tích bề mặt khoảng 20 cm và chiều cao khoảng 2,5 cm.

Đối với các mẫu có khả năng cacbon hóa cao, thì dùng các chén có diện tích bề mặt khoảng 30cm2 và chiều cao khoảng 3cm.

5.6. Bình hút ẩm, chứa các chất hút ẩm hiệu quả.

  1. Lấy mẫu

Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Bảo quản mẫu sao cho tránh được sự hư hỏng và thay đổi thành phần.

Việc lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002).

  1. Cách tiến hành

7.1. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998).

7.2. Phần mẫu thử

Cân khoảng 5 g mẫu thử (7.1), chính xác đến 0,001 g cho vào trong chén nung (5.5), đã được đốt trước ít nhất 30 phút trong lò nung (5.2) ở 550oC, làm nguội trong bình hút ẩm (5.6) và cân chính xác đến 0,001 g.

7.3. Xác định

Đặt chén nung chứa phần mẫu thử (7.1) lên bếp điện hoặc bếp ga (5.4) và đốt nhanh cho đến khi phần mẫu thử cháy thành tro. Chuyển chén vào lò nung (5.2), đã được đốt nóng trước đến 550oC và để trong 3 giờ. Kiểm tra bằng mắt xem mẫu thử đã tro hóa hết chưa. Nếu chưa, thì đặt chén vào lò nung và đun nóng thêm 1 giờ. Nếu vẫn còn nhìn thấy các hạt cacbon hoặc nghi ngờ sự có mặt của chúng, thì để tro đến nguội, làm ẩm bằng nước cất, làm bay hơi cẩn thận cho đến khô trong tủ sấy (5.3) đặt ở 103oC. Sau đó đặt chén vào lò nung và đốt nóng tiếp trong 1 giờ. Để chén nung nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng sau đó cân nhanh chính xác đến 0,001 g.

CHÚ THÍCH Phần tro thô thu được bằng qui trình trên đây có thể được dùng tiếp để xác định tro không tan trong axit clohydric (xem ISO 5985).

Tiến hành hai lần xác định trên các phần mẫu thử được lấy từ cùng mẫu thử.

  1. Biểu thị kết quả

Hàm lượng tro thô, w, được biểu thị theo phần trăm khối lượng mẫu thử, tính bằng công thức sau đây:

trong đó

m0 là khối lượng của chén rỗng, tính bằng gam;

m1 là khối lượng của chén chứa phần mẫu thử, tính bằng gam;

2 là khối lượng của chén chứa tro thô, tính bằng gam.

Lấy kết quả là trung bình cộng của hai lần xác định, thỏa mãn yêu cầu về độ lặp lại (xem 9.2). Báo cáo kết quả chính xác đến 0,1 % (phần khối lượng).

  1. Độ chụm

9.1. Phép thử liên phòng thử nghiệm

Các chi tiết của các phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong phụ lục A. Các giá trị từ phép thử nghiệm này có thể không áp dụng cho các dải nồng độ và các chất nền (matric) khác với các giá trị đã nêu.

9.2. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử độc lập, đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong cùng một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại (r) được nêu trong bảng 1.

Bảng 1 – Giới hạn lặp lại (r) và giới hạn tái lập (R)

Các giá trị tính bằng gam trên kilogam

Mẫu Tro thô r R
Bột cá 179,8 2,7 4,4
Bột sắn 59,1 2,4 3,6
Bột thịt 175,6 2,4 5,6
Thức ăn cho lợn con 50,2 2,1 3,3
Thức ăn cho gà Broiler 42,7 0,9 2,2
Lúa mạch 20,0 1,0 1,9
Mật đường 119,9 3,6 9,1
Bã nhân hạt cọ 35,8 0,7 1,6

9.3. Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5% các trường hợp vượt quá giới hạn tái lập (R) được nêu trong bảng 1.

  1. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

  1. a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu;
  2. b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
  3. c) phương pháp thử nghiệm đã dùng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
  4. d) mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố bất kỳ mà có thể ảnh hưởng đến các kết quả thử;
  5. e) kết quả thử nghiệm thu được;
  6. f) nếu đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại, thì ghi kết quả cuối cùng thu được.

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

KẾT QUẢ CỦA PHÉP THỬ LIÊN PHÒNG THỬ NGHIỆM

Độ chụm của phương pháp được thiết lập bởi các phép thử liên phòng thử nghiệm tiến hành theo TCVN 6910-1 (ISO 5725-1) và TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), đối với trường hợp ngoại lệ thì phép thử Dixon được thay bằng phép thử Grubbs. Trong các phép thử này có 40 phòng thử nghiệm đến 52 phòng thử nghiệm tham gia và đánh giá trên các mẫu thử là bột cá, bột sắn, bột thịt, thức ăn cho lợn con, thức ăn cho gà Broiler, lúa mạch, mật đường, bã nhân hạt cọ. Các kết quả của phép thử này được nêu trong bảng A.1.

Bảng A.1 – Kết quả thống kê của các phép thử liên phòng thử nghiệm

Thông số Mẫua
  1 2 3 4 5 6 7 8
Số lượng phòng thử nghiệm 52 48 47 50 48 48 40 49
Số lượng các kết quả được chấp nhận 50 47 43 49 44 45 39 46
Giá trị tro thô trung bình, g/kg 179,8 59,1 175,6 50,2 42,7 20,0 119,9 35,8
Độ lệch chuẩn lặp lại (sr), g/kg 1,0 0,9 0,9 0,8 0,3 0,4 1,3 0,2
Hệ số biến thiên lặp lại, % 1,5 4,1 1,4 4,2 2,1 5,0 3,0 2,0
Giới hạn lặp lại (r), g/kg 2,7 2,4 2,4 2,1 0,9 1,0 3,6 0,7
Độ lệch chuẩn tái lập (SR), g/kg 1,4 1,1 1,9 1,1 0,7 0,6 3,1 0,5
Hệ số biến thiên tái lập, % 2,5 6,0 3,2 6,6 5,1 9,6 7,6 4,4
Giới hạn tái lập (R), g/kg 4,4 3,6 5,6 3,3 2,2 1,9 9,1 1,6
a 1: bột cá; 5: thức ăn cho gà giò (Broiler);
2: bột sắn; 6: lúa mạch;
3: bột thịt; 7: mật đường;
4: thức ăn cho lợn con; 8: bã nhân hạt cọ.

 

Nội dung tiêu chuẩn Việt Nam về xác định tro thô được sao chép từ trang báo luatvietnnam.vn.

Tỷ lệ tro thô có trong nguyên liệu đạm của Phú An Khánh

Phú An Khánh là đơn vị chính thức phân phối các sản phẩm đạm từ 2 nhà sản xuất lớn tại Việt Nam là Vedan và Ajinomoto, với 3 sản phẩm chính bao gồm:

đạm đơn bào
3 loại đạm đơn bào phổ biến hiện nay

Hiện nay, những loại đạm này đều đang được đánh giá tích cực bởi các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản và thú cưng tại Việt Nam. Số lượng hàng đi đều từng tháng, và có đơn vị nhận hơn 30 tấn/tháng (Vedafeed)… cho thấy hiệu quả mà sản phẩm này mang lại.

Để nhận mẫu thử, tài liệu công bố và bảng test chỉ tiêu chất lượng vui lòng liên hệ Phú An Khánh qua:

  • | Hotline: 0916.701.099 – 0941.18.17.15 
  • | Fanpage: facebook.com/PhuAnKhanh
  • | Zalo: zalo.me/2663064094813696270
  • | Địa chỉ: 30/2D, Đ. 8, KP. 5, P. Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • | Email: tuongvi@phuankhanh.net

Như vậy, qua bài viết trên, Phú An Khánh hy vọng Quý vị đã hiểu hơn về tro thô là gì, crude ash là gì, cũng như quy định tiêu chuẩn tro thô trong thức ăn chăn nuôi. Hãy theo dõi Phú An Khánh để đón đọc thêm nhiều bài viết mới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.